Lịch sử sức khoẻ
Khám phá quá trình tiến hoá của các bệnh truyền nhiễm và của vắc-xin, và vai trò của Lifebuoy trong công tác phòng chống vi khuẩn.

Người tiên phong trong lĩnh vực sức khoẻ (1796-1896)

1796
Edward Jenner là người tiên phong tiêm vắc-xin
Edward Jenner, một bác sĩ người Anh, đã thử nghiệm lý thuyết của ông rằng một công nhân vắt sữa bị đậu mùa nhẹ sẽ không bao giờ mắc đậu mùa nữa nếu tiêm mụn mủ vào cơ thể khi còn nhỏ. Sau đó, ông đã chứng minh được là có khả năng miễn dịch và đây là ca tiêm vắc-xin đầu tiên được ghi nhận.

1799
Humphry Davy khám phá ra khí gây cười để giảm đau
Humphry Davy phát hiện đặc tính giảm đau của khí nitơ ô-xít khi hít phải khí này lúc bị đau răng. Ông đã đặt tên cho khí này là "khí gây cười" hay “khí tê”.

1847
Ignaz Semmelweis nhận thấy tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng
Semmelweis nhận thấy các bác sĩ thường khám nghiệm tử thi nơi có rất nhiều loại virus chết người trước khi vào khoa sản. Sau khi áp dụng các tiêu chuẩn rửa tay bằng xà phòng, tỷ lệ tử vong đã giảm từ 10% xuống 1%.

1890
Emil von Behring khám phá ra chất kháng độc tố mà ông dùng để phát triển vắc-xin phòng bệnh bạch cầu và uốn ván
Nhà vi khuẩn học, von Behring, đã cho thấy có thể giúp động vật miễn dịch với bệnh uốn ván bằng cách tiêm huyết thanh vào cơ thể của các con bị bệnh. Nhờ đó, ông đã tạo ra được vắc-xin phòng bệnh bạch cầu.

1894
William Hesketh Lever mở công ty Lifebuoy ở Anh, chuyên sản xuất xà phòng diệt khuẩn hoàng gia
Lever phát hiện ra axit carbolic trong quá trình phát triển công thức hoàn hảo để tạo ra xà phòng có thể diệt vi khuẩn mà giá cả lại phải chăng. Ông được trao tặng danh hiệu quý tộc Lord Leverhulme vì những đóng góp trong công tác giáo dục sức khoẻ và vệ sinh.

Thời chiến (1897-1949)

1897
Felix Hoffman đã phát minh ra Aspirin
Hoffmann đang tìm kiếm một loại thuốc chữa bệnh viêm khớp cho cha mình. Ông đã nghiên cứu các thí nghiệm của nhà hoá học người Pháp, Charles Gergardt, và tạo ra loại thuốc mà ngày nay chúng ta gọi là aspirin.

1914
Xà phòng Lifebuoy được cấp cho những người lính trong Thế chiến thứ nhất
Trong Thế chiến thứ nhất, Lifebuoy đã khuyến khích những người ở hậu phương gửi xà phòng cho những người lính để giúp họ khoẻ mạnh, vệ sinh và đảm bảo khả năng chiến đấu cao nhất. Thông qua vai trò trong việc đảm bảo sức khoẻ cho quân nhân, Lifebuoy đã trở thành một phần của vị anh hùng dân tộc.

1921
Mẹ yêu, bác sỹ y khoa
Lifebuoy Hoa Kỳ đưa ra nhân vật biểu tượng mới cho sản phẩm: người phụ nữ mệnh danh “Mẹ yêu, Bác sĩ Y khoa”, nhằm thu hút lượng người tiêu dùng là nữ giới ngày càng nhiều. “Mẹ yêu” biểu tượng của Lifebuoy cho sự quan tâm, cho sức khỏe và hạnh phúc trong tương lai của con cái. Ý tưởng người mẹ là người bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình tiếp tục là chủ để muôn thủa của Lifebuoy.

1930
Phát động chiến dịch khử mùi hôi cơ thể
Mọi người ngày càng quan tâm đến các sản phẩm làm tăng sự tự tin vì thế Lifebuoy đã xât dựng chiến dịch không chỉ tập trung chống lại các loại vi khuẩn mà còn ngăn mùi hôi cơ thể – lần đầu tiên đề xuất cụm từ “B.O”.

1930s
Giáo dục theo cách của Lifebuoy
Lifebuoy phát động các chương trình giáo dục thú vị tại trường học, cho trẻ em thấy được tầm quan trọng của việc rửa tay vào bằng xà phòng các thời điểm quan trọng bao gồm thời điểm trước các bữa ăn.

1939
Lifebuoy cung cấp các cơ sở tắm rửa lưu động ở Anh trong Thế chiến thứ 2
Khi Thế chiến thứ 2 bùng nổ, Lifebuoy đã cử các xe van của hãng đến một số khu vực bị tàn phá nặng nề nhất ở Anh, trên xe trang bị vòi hoa sen, khăn tắm và xà phòng cho những người dân không còn được tiếp cận với các tiện nghi vệ sinh cơ bản.

1945
Phát hiện vắc-xin cúm lần đầu tiên
Sau hàng thập kỷ nghiên cứu, vắc-xin cúm đã được thử nghiệm trên diện rộng trong quân đội Hoa Kỳ. Vắc-xin được chứng minh là đã thành công. Quân nhân được tiêm miễn dịch với cúm, so với lính Hải quân thường bị nhiễm bệnh do chưa được tiêm vắc-xin.

Thời kỳ của những khám phá (1950-1999)

Những năm 1950
Dáng đẹp – hương ngọt ngào
Vào cuối những năm 1950, những sản phẩm xà phòng thơm mới được tung ra thị trường, hướng đến đối tượng khách hàng muốn khử mùi hôi cơ thể. Để thu hút khách hàng nữ, những người không thích mùi carbolic của xà phòng Lifebuoy, Lifebuoy đã sử dụng thành phần mới, Puralin, và làm cho xà phòng mềm hơn, có màu hồng đào san hô nữ tính hơn.

1960
Tìm ra phương pháp chữa bệnh tiêu chảy, cứu sống hàng triệu người
Nhà sinh học Kellogg Crane đã khám phá ra cơ chế hấp thu muối và đường của cơ thể đồng thời xây dựng liệu pháp uống bù nước khi tiêu chảy (ORT). ORT chống mất nước và muối do bệnh tiêu chảy gây ra và đã cứu sống hàng triệu người kể từ khi sáng chế ra phương pháp này.

1961
Bệnh tụ cầu khuẩn vàng được phát hiện ở Anh
Bệnh tụ cầu khuẩn vàng là ‘siêu vi khuẩn’ đầu tiên được phát hiện – đã tiến hoá chống lại được các thuốc kháng sinh nên rất khó chữa. Rất nhiều loại kháng sinh chữa bệnh tụ cầu khuẩn vàng đã được thử nghiệm nhưng rửa tay bằng xà phòng vẫn là biên pháp phòng bệnh chính.

1966
Phát minh ra gel khử trùng tay
Y tá tập sự, Hernandez, đã phát hiện ra cồn trong gel là thành phần làm diệt khuẩn nhanh. Ban đầu, gel được phát minh để sử dụng trong bệnh viên, ngày nay nó đã trở thành vật dụng không thể thiếu cho các bà mẹ ở khắp mọi nơi.

1966
Lifebuoy bắt đầu sử dụng bạc hà
Sản phẩm Lifebuoy Bạc hà tươi mát được giới thiệu để làm mới thương hiệu và khám phá những cảm giác khác như cảm giác mát lạnh.

1979
WHO tuyên bố đã chữa thành công bệnh đậu mùa
Bằng chứng đầu tiên của bệnh đậu mùa là trên xác ướp vua Rameses V. Căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 triệu người trong thế kỷ vừa qua, nhưng sau các đợt tiêm vắc-xin trong suốt thế kỷ 19 và 20, người ta mới xóa bỏ hoàn toàn căn bệnh này."

Chăm sóc sức khỏe tốt hơn (2000-Present)

2000
Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Vào năm 2000, 189 quốc gia cam kết giảm tỷ lệ nghèo đói và nâng cao chất lượng đời sống của hàng triệu người cho đến năm 2015. Chiến dịch ‘Bàn tay sạch’ của Lifebuoy đã có đóng góp to lớn vào mục tiêu giảm 2/3 số ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi và ngăn chặn bệnh dịch.

2005
Lifebuoy được trao giải thưởng ‘Citizen Brand’
Vào năm 2005, Lifebuoy được trao giải thưởng ‘Citizen Brand’ tại Indonesia để công nhận đóng góp của hãng trong việc giáo dục vệ sinh trong những năm qua, bao gồm các dự án sức khoẻ cộng đồng hợp tác với UNICEF và Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDA)."

2007
Lifebuoy bắt đầu triển khai nghiên cứu lâm sàng trên thực tế
Lifebuoy đã hợp tác với 2000 gia đình tại Mumbai trong cuộc nghiên cứu lâm sàng thực tế lớn nhất của Unilever để cải thiện vệ sinh và sức khoẻ của các hộ gia đình. Một nửa số các gia đình này được trang bị xà phòng Lifebuoy và được giáo dục thường xuyên về vấn đề vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng theo cách của Lifebuoy. Vào cuối giai đoạn nghiên cứu, số trẻ em 5 tuổi bị tiêu chảy đã giảm 25%.

2008
Ngày Thế giới Rửa tay với Xà phòng đầu tiên được tổ chức tại hơn 75 quốc gia và 23 thị trường của Lifebuoy
Lifebuoy là một trong những tổ chức đầu tiên tổ chức Ngày Thế giới Rửa tay với Xà phòng đầu tiên, hợp tác với các đối tác để giáo dục và khuyến khích trẻ em xây dựng thói quen rửa tay có lợi cho sức khoẻ.

2012
Ấn Độ tổ chức kỷ niệm một năm không có bệnh bại liệt
Hơn 1 triệu tình nguyện viên đã hỗ trợ chiến dịch tiêm vắc-xin diện rộng và giảm số trường hợp mắc bệnh bại liệt từ 741 ca vào năm 2009 đến ca cuối cùng được báo cáo vào đầu năm 2011. Thành quả đáng khâm phục này đã đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước có người dân bị bệnh bại liệt.