Bị tiêu chảy khi mang thai: Nguy hiểm khó lường

Bị tiêu chảy khi mang thai: Nguy hiểm khó lường

Bị tiêu chảy khi mang thai là một trong những tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải. Căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, tuy nhiên hoàn toàn có thể điều trị được. Cùng Lifebuoy tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy khi mang thai.

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng người bệnh đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày. Đây là một triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất thường gặp khi mang thai.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng tiêu chảy:

  • Nhiễm vi khuẩn hay virus từ thực phẩm không hợp vệ sinh

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng và hệ tiêu hóa của thai phụ có phần yếu đi. Do đó, khi ăn uống phải những thực phẩm không an toàn, mất vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hay virus xâm nhập vào cơ thể, gây ra chứng tiêu chảy.

  • Thay đổi thói quen ăn uống đột ngột

Trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, một số thai phụ sẽ thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như tần suất ăn, lượng ăn hay loại thực phẩm ưa thích. Hệ tiêu hóa không kịp thích ứng với những thay đổi đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khiến các mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai trong 3 tháng đầu.

  • Không hấp thu được thực phẩm

Các loại thực phẩm dầu mỡ, chứa nhiều đạm sẽ khó hấp thụ hơn, dễ dẫn đến rối loại tiêu hóa. Ngoài ra, cơ thể cũng dễ phản ứng khi dung nạp đồ ăn lạ. Vì thế, bà bầu cần xây dựng chế độ ăn khoa học và phù hợp với thể trạng trong thai kỳ.

Ngoài ra, khi mẹ bầu bị tiêu chảy thì nguyên nhân phổ biến nhất là do có sự thay đổi hormone trong cơ thể. Khi mang thai, hormone này khiến hệ tiêu hóa làm việc nhanh hơn, vì vậy dễ khiến người mẹ bị tiêu chảy khi mang thai.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy khi mang thai

Bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, tùy thuộc vào nguyên nhân, tiêu chảy có thể diễn ra trong vòng 1 – 10 ngày. Các mẹ bầu khi mắc tiêu chảy thường kèm theo tình trạng nôn mửa, nhất là trường hợp tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn tả hoặc virus Rota. Nếu không được xử trí kịp thời, mẹ bầu sẽ có nguy vơ đối diện với sốc mất nước. Nghiêm trọng hơn, tiêu chảy nặng còn có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ lẫn thai nhi.

Khi bị tiêu chảy, thai phụ sẽ bị đau bụng quanh rốn, trong một số trường hợp bị đau dữ dội. Cơn đau này có thể kích thích tử cung co bóp, do đó có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến em bé.

Ngoài ra, cơ thể người mẹ dễ bị suy kiệt, kém ăn dẫn đến việc thai nhi bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm. Thậm chí nếu tình trạng bệnh tiêu chảy nghiêm trọng kéo dài thì thai nhi còn có nguy cơ chết lưu trong bụng mẹ.

Một số trường hợp tiêu chảy nặng nhưng không cấp cứu kịp thời nên phải sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị. Việc sử dụng thuốc có thể gây ra sảy thai, ngoài ra nguy cơ thai nhi bị dị tật cũng tăng cao hơn rất nhiều.

Bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Cách điều trị tiêu chảy cho mẹ bầu

Khi mẹ bầu bị tiêu chảy, nếu nguyên nhân là do thực phẩm lạ hay hormon thì có thể tự hết do cơ thể bắt đầu làm quen. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không thuyên giảm từ 2-3 ngày, thì mẹ bầu nên đến thăm khám và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị tiêu chảy cho mẹ có thể áp dụng tại nhà với các trường hợp nhẹ:

  • Bổ sung nước và chất điện giải

Tiêu chảy khiến mẹ bầu mất nhiều nước cũng như các chất điện giải, gây ảnh hưởng đến cho cả mẹ và bé. Lúc này mẹ nên tăng cường lượng nước uống hằng ngày, bổ sung thêm oresol, đồng thời ngừng uống các loại đồ uống chứa nhiều đường và sữa. Mẹ bầu nên cân nhắc uống trà gừng, nước pha mật ong hay tinh dầu bạc hà để bù nước cho cơ thể.

Mẹ bầu cần bổ sung nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống

Mẹ bầu có thể cân nhắc ăn theo chế độ BRAT, đây là chế độ ăn nhạt bao gồm bánh mì nướng, táo, chuối và gạo. Chế độ ăn này giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, từ đó hạn chế tình trạng bị tiêu chảy khi mang thai.

Đồng thời, thai phụ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu tinh bột, sắt và protein như khoai tây, ngũ cốc, thịt nạc... để dễ tiêu hóa và ngăn chặn nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, mẹ bầu phải tránh xa các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và các thức uống như cà phê, trà, nước ngọt có ga...

Bà bầu cần điều chỉnh chế độ ăn khi bị tiêu chảy

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy khi mang thai

Rửa tay thường xuyên

Khi mang thai, mẹ cần giữ tay luôn sạch sẽ để các loại vi khuẩn và virus không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây ra tiêu chảy. Đặc biệt, mẹ bầu cần phải rửa tay với xà phòng hoặc nước rửa tay trước khi ăn và ngay sau khi đi vệ sinh để diệt khuẩn. Dòng nước rửa tay Lifebuoy với đa dạng nhiều sản phẩm khác nhau là lựa chọn hàng đầu giúp tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi. Đồng thời, sản phẩm còn bổ sung các loại vitamin B3, C & E giúp hỗ trợ sức khỏe đề kháng da tự nhiên.

Ăn uống an toàn, hợp vệ sinh

Bà bầu có sức đề kháng và hệ tiêu hóa yếu hơn so với bình thường. Do đó, phải tuyệt đối tuân thủ ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm như thịt tái hay tiết canh. Khi ăn rau sống, mẹ bầu cần phải rửa sạch sẽ và cẩn thận. Ngoài ra, mẹ bầu cũng hạn chế ăn thức ăn lạ hay ăn ở hàng quán chưa thể xác nhận về mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, đặc biệt trong thời điểm xảy ra dịch tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bà bầu cần bổ sung thêm một số loại thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa như sữa chua hay các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây nghiền, gạo, ngũ cốc, bánh mì, yến mạch,...cũng rất phù hợp với thể trạng của bà bầu.

Ăn chín uống sôi, bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa

Kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt

Thai phụ có khả năng bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn thông qua nguồn nước chứ không chỉ thông qua thức ăn. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý nguồn nước tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là nguồn nước uống. Tuyệt đối không uống hay tiếp xúc với nguồn nước bẩn từ ao hồ, tốt nhất nên sử dụng nước máy để sinh hoạt và nước được lọc kỹ để uống.

Kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt để hạn chế tình trạng bị tiêu chảy

Những câu hỏi thường gặp về tiêu chảy khi mang thai

Bị tiêu chảy khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Bị tiêu chảy khi mang thai 3 tháng đầu không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chủ quan không xử trí đúng cách sẽ khiến người mẹ tiêu chảy kéo dài dẫn đến thiếu chất, kéo theo tình trạng thai nhi chậm phát triển.

Cách trị tiêu chảy cho bà bầu 3 tháng đầu?

Khi bị tiêu chảy 3 tháng đầu, bà bầu cần kiểm soát chế độ ăn của mình. Ngoài ra, bà bầu cần uống nhiều nước để bổ sung phần nước bị mất. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Kết luận

Bị tiêu chảy khi mang thai không quá nguy hiểm nếu mẹ bầu điều trị kịp thời. Hơn nữa, tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng những cách đơn giản. Bà bầu nên chú ý rửa tay đúng cách và thường xuyên bằng những sản phẩm chất lượng của Lifebuoy nổi bật với khả năng diệt khuẩn đến 99,9%, kể cả vi khuẩn biến đổi và giúp hỗ trợ đề kháng da tự nhiên. Ngoài ra, mẹ bầu có thể truy cập ngay website Lifebuoy để theo dõi thêm nhiều bài viết về các bệnh truyền nhiễm và cách phòng bệnh để nâng cao sức khỏe của chính bản thân và gia đình nhé!

Những bài viết liên quan

Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.

Read more »

Tiêu chảy | Lifebuoy Vietnam

Tất tần tật về bệnh tiêu chảy với các triệu chứng: đi ngoài phân lỏng, đau bụng... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.

Read more »

Gel rửa tay khô Lifebuoy

Gel rửa tay khô Lifebuoy ra mắt tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu rửa tay tại mọi thời điểm với nồng độ cồn của sản phẩm là 65%, phù hợp với khuyến cáo CDC

Read more »