Nhận biết các biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ

Biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa hè, một số virus, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển dẫn đến các bệnh liên quan đến da, hô hấp, đặc biệt là bệnh tay chân miệng. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da đóng vai trò rất quan trọng. Vậy biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ là gì? Cha mẹ cần làm gì khi thấy con có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng? Cùng Lifebuoy tìm hiểu những biểu hiện, cách điều trị cũng như phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân của bệnh tay chân miệng

Trước khi tìm hiểu về biểu hiện của tay chân miệng, bạn cần lưu ý về nguyên nhân có thể gây nên căn bệnh này để có cách phòng ngừa phù hợp. Bệnh tay chân miệng chủ yếu do một nhóm virus Enterovirus ở đường ruột gây nên, thường gặp nhất là 2 loại: virus Coxsackie A16 và virus Enterovirus type 71.

  • Coxsackie A16 có biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ em nhẹ hơn, ít gây ra các biến chứng liên quan thần kinh như nhiễm độc thần kinh. Ccơ thể của bé có thể tự khỏi trong vài ngày nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.
  • Virus Enterovirus type 71 (EV71) có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho não và các cơ quan khác như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi,... Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Ngoài hai loại Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71 phổ biến kể trên, các chủng virus nhóm A gây tay chân miệng thường gặp khác có thể kể đến như: Coxsackie A4-A7, A9, A10 và các chủng thuộc virus Coxsackie nhóm B như: B1-B3, và B5. Biểu hiện của chân tay miệng do các loại virus này gây ra cũng tương tự như các biểu hiện ở trên, để biết chính xác chủng loại virus thì bạn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do một nhóm virus Enterovirus gây nên

Các biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ

Biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ rất dễ để nhận biết. Khi mắc bệnh bé sẽ có những triệu chứng như:

  • Nóng sốt: Trẻ sẽ có trạng thái sốt nhẹ, nếu nặng có thể sốt cao và rất khó hạ nhiệt. Lúc này cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
  • Vùng da bị tổn thương và thường xuất hiện mẩn đỏ: Da bé sẽ xuất hiện mụn nước, vết rát đỏ và xuất hiện ở các vị trí như họng, quanh vòm miệng, lòng bàn tay/ bàn chân, ở mông và đầu gối,...
  • Dấu hiệu khác: Một số bé có thể xuất hiện hiện tượng đau miệng, chán và bỏ ăn hoặc bị nôn, nước bọt tiết nhiều, bị tiêu chảy, mệt mỏi và có thể bé sẽ quấy khóc vì khó chịu,...
Xuất hiện mẫn đỏ là biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến trạm y tế, bệnh viện gần nhất để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị, hướng dẫn cách chăm sóc con kỹ hơn. Nếu con trở nặng, một số dấu hiệu bị tay chân miệng ở trẻ sẽ tăng lên như:

  • Quấy khóc kéo dài: Có thể cả đêm trẻ sẽ không ngủ được, cứ 15 phút đến 20 phút bé sẽ khóc quấy một lần. Thông thường, phụ huynh sẽ cho rằng trẻ chỉ đang đau miệng, đau răng, khó chịu. Tuy nhiên, đây có thể là trạng thái trẻ bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm, vậy nên cha mẹ cần lập tức đưa ngay con đến bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời.
  • Sốt cao không hạ và kéo dài: Bé sẽ có thể sốt lên hơn 38,5 độ C và thời gian sẽ kéo dài đến 48 tiếng. Bên cạnh đó các thuốc hạ sốt như paracetamol không hiệu quả. Lúc này, gia đình cần dùng thuốc hạ sốt đặc hiệu hơn tên là Ibuprofen, tuy nhiên vẫn cần phải có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng.
  • Giật mình lúc ngủ, lúc chơi: Đây cũng là một biểu hiện khác của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cha mẹ cần quan sát kỹ các hoạt động vui chơi của con hơn, để xem tần suất trẻ bị giật mình.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị hay là vaccine để phòng bệnh. Do đó, khi thấy con có biểu hiện của tay chân miệng, cách điều trị tốt nhất là cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện. Tuy nhiên, do các triệu chứng cũng thường gặp và giống các bệnh cảm, sốt thông thường nên cha mẹ có thể xử lý nhanh cho trẻ trước như: Cho uống thuốc hạ sốt, giảm đau và bù đủ nước cho bé theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu trẻ vẫn trong trạng thái sốt cao và chưa có dấu hiệu hạ sốt, bạn có thể dùng Paracetamol nhưng tuyệt đối không được sử dụng loại Paracetamol có chứa Aspirin. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% loại dành cho em bé để sát trùng niêm mạc cho trẻ. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hàng ngày cũng cần được đảm bảo khoa học và đầy đủ dưỡng chất.

Cha mẹ lưu ý không để con bị mất nước và hạ đường huyết, nếu bé còn bú mẹ thì mẹ hãy tăng cường cho con bú và chia thành nhiều bữa trong ngày. Thông thường, các em bé lớn cần kiêng một số loại thức ăn quá nóng và đặc để tránh bị đau rát, tổn thương miệng. Lúc này, mẹ có thể nấu cho trẻ những món loãng như cháo, sữa hạt, chè đậu xanh, sữa chua, nước hoa quả,... để con dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất để điều trị bệnh.

Cần đưa trẻ đến bác sĩ khi có biểu hiện của tay chân miệng

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường sẽ dễ xuất hiện vào lúc thời tiết thay đổi, đặc biệt là mùa hè nóng ẩm. Bệnh thường sẽ xuất hiện tại những nơi ẩm thấp, đông người như trường học, khu vui chơi,... Do đó, cha mẹ cần có cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng như sau:

  • Cho con rửa tay thường xuyên: Cha mẹ nên dùng những loại xà phòng, nước rửa tay Lifebuoy sạch khuẩn để con sử dụng trước khi ăn, uống, sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Nước rửa tay Lifebuoy được tin dùng với khả năng tiêu diệt 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi. Bên cạnh đó, với công thức Vitamin+ cải tiến mới giúp hỗ trợ đề kháng da tự nhiên, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo vệ sinh hàng ngày cho cả gia đình.
  • Làm sạch các vật dụng trẻ hay dùng: Cha mẹ có thể dùng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn bề mặt Lifebuoy để khử trùng cho chúng.
  • Không dùng chung vật dụng với trẻ bị nhiễm bệnh: Khi trẻ bị bệnh cha mẹ cần tránh ôm, hôn hoặc dùng chung khăn tắm.
  • Tránh tiếp xúc nhiều người: Khi trẻ có dấu hiệu của tay chân miệng cha mẹ không cho bé tiếp xúc với nơi đông người để tránh lây lan.
  • Hướng dẫn hắt hơi, ho đúng cách: Cha mẹ hãy dạy trẻ cách che miệng và mũi khi hắt hơi, ho để tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh: Nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện của tay chân miệng, cha mẹ cần quan sát để kịp thời đưa bé đến bệnh viện.
Rửa tay với Lifebuoy thường xuyên để phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Những câu hỏi thường gặp về biểu hiện của tay chân miệng

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là gì?

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất là những vết phồng rộp trên da. Trước khi có sự xuất hiện của những vết phồng chứa nước, trẻ cũng có thể trải qua các triệu chứng như đau họng, sốt và đau bụng.

Tại sao trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt?

Tùy thuộc vào chủng virus cũng như từng thể tay chân miệng, trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở thể không điển hình thì các dấu hiệu có thể không rõ ràng như trẻ không sốt, không phát ban, mà chỉ có vết loét ở miệng...

Trên đây là các thông tin liên quan đến biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần lưu ý các biểu hiện của bé khi thời tiết thay đổi để nhanh chóng phát hiện bệnh và có phương pháp xử lý kịp thời. Để phòng chống tay chân miệng, cha mẹ nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, làm sạch và bảo vệ sức khỏe, tiêu diệt vi khuẩn đến 99% từ Lifebuoy. Sau đó hướng dẫn trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, đi vệ sinh,... Đừng quên, cập nhật thêm các thông tin và kiến thức bảo vệ con trước tác động của môi trường ô nhiễm tại website của Lifebuoy bạn nhé!

Những bài viết liên quan

Tay, Chân, Miệng

Tất tần tật về bệnh Tay, Chân, Miệng với các triệu chứng: sốt, phát ban ở gan bàn tay... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.

Read more »

Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em & cách điều trị | Lifebuoy

Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường thở. Các triệu chứng thường thấy là trẻ sốt cao, sổ mũi, ho, hay quấy khóc về đêm...

Read more »

Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.

Read more »