Đề kháng da – “nổi tiếng” thế giới nhưng chẳng mấy người Việt biết đến

Đề kháng da – một thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể – vốn là khái niệm không xa lạ ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiểu biết và thông tin của người Việt về chức năng đề kháng của da vẫn còn rất hạn chế.

Chức năng quan trọng của đề kháng da mà ít người Việt biết đến

Tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, làn da là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, là “chiến tuyến” đầu tiên bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại như vi khuẩn gây bệnh. Hệ miễn dịch tại da là “cầu nối” giữa hệ miễn dịch bẩm sinh với miễn dịch thích nghi, giúp khởi hoạt và điều hòa các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu để bảo vệ cơ thể.

Tương tự các cơ quan đều có chức năng đề kháng để bảo vệ cơ thể, lại là bộ phận có diện tích lớn nhất, đề kháng của da theo đó càng được quan tâm và vô cùng xem trọng. Từ lâu, các nhà khoa học trên thế giới đã cho ra đời nhiều nghiên cứu về cơ chế đề kháng của da mang giá trị lớn, nằm trong dữ liệu tìm kiếm của NCBI – Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ…

Là chức năng ai cũng có nhưng chưa nhiều người biết về đề kháng da

Là chức năng ai cũng có nhưng chưa nhiều người biết về đề kháng da

Tuy là chủ đề được thế giới quan tâm qua nhiều thập kỷ, nhưng đề kháng da chỉ mới bắt đầu được bàn luận nhiều hơn tại Việt Nam thời gian gần đây. Trước đó, đa số các nội dung về đề kháng của da chỉ gói gọn cung cấp thông tin về da mặt chứ chưa đề cập đến tác dụng chống lại các tác nhân có hại, vi khuẩn gây bệnh của đề kháng da.

Hiện tại, người quan tâm đã có thể tìm đọc những nội dung tổng quan thiết thực về đề kháng da trên một số báo chí truyền thông chính thống. Ngoài ra, một bài tổng quan các nghiên cứu khoa học mới của Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Lê Duy (Bộ môn Sinh Lý – Sinh Lý Bệnh & Miễn Dịch, ĐH Y Dược TP.HCM) về đề kháng da giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chức năng quan trọng này để có những biện pháp bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.

Đề kháng da tham gia bảo vệ tối ưu cho cơ thể

Là chức năng ai cũng có nhưng chưa nhiều người biết về đề kháng da

Bài tổng quan các nghiên cứu khoa học của TS-BS Phạm Lê Duy mang đến nhiều thông tin giá trị về cơ chế đề kháng của da

Theo bài tổng quan các nghiên cứu của TS. BS. Phạm Lê Duy, da có cấu trúc như bức tường thành kiên cố, gồm ba lớp: thượng bì, lớp bì và hạ bì. Chức năng đề kháng của da có mặt ngay tại lớp thượng bì với cơ chế miễn dịch không đặc hiệu. Ở đây, đề kháng da được cấu thành từ 3 chiến tuyến là hàng rào vật lý, hóa học và sinh học.

Trong hàng rào vật lý của đề kháng da, các sợi keratin của tế bào sừng liên kết chặt chẽ với nhau, giúp kháng lại sự ăn mòn của các men tiêu protein do vi khuẩn tiết ra, cùng với lớp lipid xen kẽ giữa các tế bào sừng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh vào sâu hơn bên trong cơ thể.

Đối với hàng rào hóa học trong đề kháng của da, các chất kháng khuẩn như antimicrobial peptides (AMPs), antimicrobial lipids (AMLs) được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn và các tế bào sừng đóng vai trò rất quan trọng. Chúng ức chế một số loại vi khuẩn (ví dụ: tụ cầu vàng S.aureus); và còn tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch bẩm sinh tại da hoạt động tối ưu để chống lại vi khuẩn gây bệnh, virus và nấm.

Hệ vi sinh vật thường trú ở da tạo nên hàng rào sinh học trong đề kháng của da. Trên làn da khỏe mạnh, các vi sinh này sẽ chung sống với nhau, kiềm chế lẫn nhau để duy trì một hệ sinh thái vi sinh ổn định.

Đa số các vi khuẩn thường trú có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn bài tiết các loại chất để ức chế sự định cư và phát triển của các chủng vi sinh khác, đặc biệt là các loại gây hại.

Là chức năng ai cũng có nhưng chưa nhiều người biết về đề kháng da

Cấu trúc của đề kháng da

Các tác nhân ngoại sinh (không khí khô, các hóa chất tẩy rửa không phù hợp, các dị ứng nguyên hay không khí ô nhiễm – bụi mịn, chấn thương, bỏng…), hoặc tác nhân nội sinh (các bệnh lý như viêm da cơ địa, vảy nến…) đều có thể làm tổn thương đề kháng của da, gây mất toàn vẹn lớp thượng bì, ảnh hưởng đến môi trường sinh lý da, rối loạn sản xuất các chất kháng khuẩn tự nhiên (bao gồm AMP, AML) và mất cân bằng hệ vi sinh vật trên da.

Chức năng đề kháng của da bị suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Các loại vi khuẩn S.aureus, E.coli… tấn công cơ thể do sự suy yếu đề kháng da nên có thể gây nhiễm trùng tiêu hóa, các bệnh lý nhiễm trùng hay viêm da, nặng hơn là nhiễm trùng huyết, và các hệ luỵ của nhiễm trùng như viêm khớp, thấp tim…

Chính vì vậy, TS.BS. Phạm Lê Duy nhấn mạnh vai trò của việc bảo vệ chức năng đề kháng của da đối với sức khỏe. Ngoài việc tăng cường sức khỏe tổng trạng bằng các chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước, tập luyện thể thao… thì việc chăm sóc đúng cách cho làn da là rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng đề kháng của da. TS.BS.

Phạm Lê Duy cho biết: “Sử dụng một sản phẩm phù hợp để vừa làm sạch bụi bẩn, vừa giúp hạn chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn gây bệnh trên da mà không làm tổn thương đến đề kháng da là một việc đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện”.

Hiểu về đề kháng của da với chức năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh và bảo vệ đúng cách cho đề kháng da chính là chiếc chìa khóa để hạn chế bệnh tật, sức khỏe sẽ được bảo vệ một cách tối ưu, cả gia đình an tâm vui sống!

Những bài viết liên quan

Vai Trò Của Đề Kháng Da | Lifebuoy

Đề kháng da có vai trò quan trọng với sức khỏe cơ thể: Hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh tấn công cơ thể.

Read more »

Da - Lớp "áo giáp" bảo vệ con | Lifebuoy

Để con lớn lên mạnh khoẻ và chống chọi muôn vàn vi khuẩn gây bệnh đang ngày một nghiêm trọng là câu hỏi mà phụ huynh nào cũng trăn trở.

Read more »

Giải mã hoạt động của “bộ máy” đề kháng da

Đề kháng da – chức năng đề kháng tự nhiên của da trong hệ miễn dịch, được ví như một “bộ máy” hoạt động liên tục bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh.

Read more »