Hướng dẫn chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách

Hướng dẫn chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách

Tay chân miệng là căn bệnh vô cùng phổ biến ở trẻ em, nhất là trong mùa hè. Chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách sẽ giúp trẻ mau hồi phục và tránh những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Cùng Lifebuoy tìm hiểu một số kiến thức về bệnh tay chân miệng trong bài viết ngay sau đây.

Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thông thường gặp ở trẻ nhỏ, thường xảy ra vào mùa xuân và mùa hạ. Nguyên nhân chính của bệnh này là do các loại virus thuộc họ Enterovirus, đặc biệt là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Những virus này lây lan thông qua tiếp xúc với đường hô hấp, dịch nhầy và phân của người bị nhiễm.

Các yếu tố dẫn đến việc trẻ em bị tay chân miệng bao gồm:

  • Tiếp xúc với người bị nhiễm: Bệnh thường lây từ người nhiễm thông qua việc tiếp xúc với dịch nhầy hoặc phân của người bệnh, hoặc qua việc tiếp xúc với các vật dụng nhiễm bẩn. Đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao bị nhiễm tay chân miệng ở trường học.
  • Hệ miễn dịch yếu: Trẻ em có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa phát triển đủ có nguy cơ cao hơn bị nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: Nếu trẻ em không thực hiện vệ sinh tay sạch sẽ hoặc tiếp xúc với các bề mặt không được làm sạch đúng cách sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.
Nguyen nhan mac benh tay chan mieng

Tay chân miệng thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng và tự giảm đi sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây ra biến chứng như viêm màng não hoặc viêm phổi.

Bệnh tay chân miệng có 4 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài trong 3 – 5 ngày. Lúc này trẻ chưa xuất hiện triệu chứng cụ thể
  • Giai đoạn khởi phát: diễn trong trong vòng 1 – 2 ngày. Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn và tiêu chảy vài lần trong ngày.
  • Giai đoạn toàn phát: kéo dài từ 5 – 10 ngày. Trong giai đoạn này trẻ xuất hiện các triệu chứng như loét miệng, phát ban dạng phỏng nước, sốt và nôn. Trong một số trường hợp, trẻ có thể sốt cao và nôn nhiều có nguy cơ cao biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2-5 của bệnh.
  • Giai đoạn lui bệnh: các triệu chứng của bệnh biến mất. Nếu không có biến chứng, lúc này trẻ đã bình phục hoàn toàn.
Trẻ bị tay chân miệng

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách không chỉ giúp con mau chóng bình phục mà còn tránh được nhiều biến chứng có hại về sau. Do đó, bố mẹ cần lập kế hoạch chăm sóc trẻ tay chân miệng một cách cẩn thận.

Trường hợp bé bị bệnh tay chân miệng nhẹ, tức là chỉ xuất hiện tình trạng mụn nước và loét miệng thì bố mẹ có thể tự chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Dưới đây là một số bước chăm sóc trẻ tay chân miệng mà cha mẹ có thể áp dụng:

  • Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu và uống nhiều nước. Không cho trẻ ngậm ti giả, ăn các loại thức ăn thô cứng, nhất là các loại thức ăn chua cay hay đồ uống chua.
  • Chỉ nên cho bé sử dụng thuốc hạ sốt và Paracetamol phù hợp với cân nặng trẻ để giảm đau. Các loại thuốc khác bắt buộc phải cho chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn và cố gắng cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý. Với các vết thương hở ngoài da do phỏng nước để lại thì nên sát khuẩn để tránh bị bội nhiễm.
  • Cách ly ngay sau khi phát hiện trẻ bị bệnh. Đối với người lớn khi chăm sóc trẻ tay chân miệng cần đeo khẩu trang và rửa tay sạch với xà phòng để tránh lây lan sang những trẻ khác. Cha mẹ có thể dùng các sản phẩm nước rửa tay Lifebuoy với khả năng tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi để sát khuẩn.
  • Quần áo, tã lót và các vật dụng khác của trẻ bị bệnh cần phải ngâm qua dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2%. Ngoài ra có thể luộc qua nước sôi và sử dụng riêng biệt cho mỗi bé.
  • Cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng hằng ngày cho trẻ để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Theo dõi sát sao tình trạng bệnh, trong trường hợp khi có dấu hiệu bất thường cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Khi nhiễm bệnh tay chân miệng, trẻ thường bị sốt, tuy nhiên bố mẹ chỉ cần cho bé mặc quần áo rộng, chườm mát cho con và nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc hạ sốt, chỉ nên cho trẻ uống trong trường hợp sốt trên 38,5 độ C.

Không nên ép bé ăn quá nhiều, nếu bé đã từ chối không muốn ăn thì nên dừng ngay. Việc ép trẻ ăn sẽ làm trẻ khóc quấy và càng mệt mỏi hơn.

Những câu hỏi thường gặp về cách chăm sóc trẻ tay chân miệng

Cách vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng?

Nên vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng bằng cách súc miệng với nước muối sinh lý sau khi ăn, trước khi đi ngủ và ngay sau khi ngủ dậy. Ngoài ra có thể sử dụng dung dịch glycerin borat để làm sạch miệng trước và sau khi ăn. Gel rơ miệng (kamistad, zyttee...) cũng có tác dụng giảm đau và sát khuẩn giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

Bé bị tay chân miệng nên ăn gì?

Các bé bị tay chân miệng nên ăn các loại thực phẩm lỏng và mềm như cháo hoặc súp. Ngoài ra nên bổ sung các loại thực phẩm thanh mát như bột sắn và đu đủ. Ăn kem, hoặc uống đồ uống lạnh như sữa hoặc nước đá cũng giúp làm dịu cơn đau rát của các vết loét ở miệng. Cuối cùng là phải cho bé uống thật nhiều nước để bù lượng nước đã mất.

Kết luận

Vừa rồi là thông tin về cách chăm sóc trẻ tay chân miệng cùng với một số thông tin hữu ích khác. Trong khi chăm sóc trẻ bị bệnh, cha mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng các sản phẩm chất lượng như nước rửa tay Lifebuoy. Ngoài ra, để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích, cha mẹ có thể truy cập ngay website Lifebuoy từ hôm nay nhé!

Những bài viết liên quan

Tay, Chân, Miệng

Tất tần tật về bệnh Tay, Chân, Miệng với các triệu chứng: sốt, phát ban ở gan bàn tay... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.

 

 

 

Read more »

Thải độc da là gì? Bí quyết thải độc da hiệu quả | Lifebuoy

Thải độc da là quá trình loại bỏ các độc tố tích tụ lâu ngày và làm sạch sâu cho da. Độc tố ở đây bao gồm các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến da.

 

 

 

Read more »

Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.

 

 

 

Read more »