Đề kháng da là gì? Cách tăng sức đề kháng cho da

Da là bộ phận có diện tích lớn nhất cơ thể, gần như bảo bọc toàn bộ cơ thể sống, đóng vai trò như một khiên chắn giúp bảo vệ cơ thể. Vì thế, sức khỏe đề kháng da đóng vai trò vô cùng quan trọng trước tác động của các tác nhân bên ngoài như ánh nắng mặt trời, tia cực tím, khói bụi, vi khuẩn,… Cùng Lifebuoy tìm hiểu đề kháng da là gì và các cách tăng đề kháng cho làn da nhé!
Xem thêm: Vai trò của Đề kháng da
Đề kháng da là gì?
Da là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, cũng là nơi cư ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn có hại lẫn có lợi. Do đó, đề kháng da đóng vai trò như lá khiên chắn giúp bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Về bản chất, đây chính là thành phần của hệ miễn dịch, trong đó hệ miễn dịch được chia làm 2 loại:
- Miễn dịch thích nghi: Hệ miễn dịch chỉ hoạt động khi có sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể (vi khuẩn, virus). Cơ chế hoạt động của loại miễn dịch này là ghi nhớ và sản sinh kháng thể có tác dụng chống lại loại đã xâm nhập trước đó.
- Miễn dịch bẩm sinh: Hệ miễn dịch bao gồm các tế bào miễn dịch sẵn sàng “chiến đấu” với bất kỳ tác nhân gây hại nào với cơ thể khi chúng vừa vào cơ thể. Do da là cơ quan bao bọc toàn bộ cơ thể, nên da có sự liên kết với cả hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thích nghi.
Cách hoạt động của đề kháng da để bảo vệ cơ thể
Cấu trúc của da gồm có ba lớp gọi là lớp thượng bì, trung bì và hạ bì, trong đó, chức năng đề kháng da nằm ngay lớp thượng bì và được cấu thành bởi 3 loại hàng rào:
- Hàng rào vật lý: Lớp rào cản này có các sợi keratin từ tế bào sừng và liên kết với nhau một cách chặt chẽ, từ đó giúp cơ thể kháng lại sự ăn mòn của men tiêu. Không những thế, lớp lipid ở giữa các tế bào sừng còn có công dụng chống sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.
- Hàng rào hóa học: Antimicrobial peptides (AMPs) và antimicrobial lipids (AMLs) là những khoáng chất có công dụng kháng khuẩn được sản xuất từ các tế bào sừng và tuyến bã nhờn. Các chất này hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn và tạo điều kiện cho tế bào miễn dịch bẩm sinh phát triển.
- Hàng rào sinh học: Đây là nơi có hệ vi sinh khuẩn giúp kích hoạt hệ miễn dịch và bài tiết để ức chế hoạt động sống của các vi khuẩn có hại.
Nhìn chung, để xâm nhập và tấn công cơ thể, vi khuẩn phải đối mặt với 3 hàng rào từ cơ chế hoạt động của đề kháng da. Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe việc tăng cường sự khỏe mạnh của làn da là vô cùng quan trọng.

Cách tăng sức đề kháng cho da
Nếu sức đề kháng da bị yếu, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác sẽ lợi dụng để tấn công cơ thể, khiến bạn dễ mắc bệnh cảm cúm, ho, nhiễm trùng,... Do đó, để tăng sức khỏe cho da một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Xây dựng chế độ ăn uống, lành mạnh
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh không rượu, bia, thuốc lá,... đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc tăng sức đề kháng cho da. Bạn nên cân bằng chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc…có chứa vitamin, omega 3, omega 6, protein... Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại sữa chua có chứa acid lactic, một hoạt chất giúp chống nấm men, tăng cường đề kháng.
Uống đủ nước
Nước chiếm đến 70% thể tích cơ thể, vì thế việc uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp cấp ẩm, dễ bài tiết mồ hôi, giúp cơ thể thải độc.

Vệ sinh cơ thể bằng sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Như đã đề cập, da thường xuyên phải chịu sự tác động của ngoại cảnh như vi khuẩn, khói bụi, hóa chất, không khí ô nhiễm. Vì thế, bạn nên chú trọng vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, đặc biệt là đặc biệt là khi tiếp xúc với thức ăn, thực phẩm sống, sau khi đi vệ sinh.... Hơn thế nữa, bạn nên lựa chọn sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da uy tín, phù hợp. Điển hình như sữa tắm Lifebuoy, giúp tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn, kể cả các loại vi khuẩn biến đổi. Không những thế, sữa tắm Lifebuoy còn giúp tăng đề kháng da và bảo vệ toàn diện cho sức khỏe gia đình bạn, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
Những câu hỏi thường gặp về đề kháng da
Hệ miễn dịch và sức đề kháng khác nhau như thế nào?
Hệ miễn dịch là một hệ thống tế bào và protein bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Còn sức đề kháng bao gồm khả năng chống lại bệnh dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể, lối sống và môi trường. Hệ miễn dịch tham gia vào sức đề kháng nhưng sức đề kháng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Da có khả năng diệt khuẩn bao nhiêu phần trăm?
Một làn da sạch sẽ có khả năng tiêu diệt khoảng 85% số vi khuẩn bám trên da. Khả năng diệt khuẩn của da có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như loại vi khuẩn, tình trạng sức khỏe tổng thể, vùng da cụ thể, tuổi tác, lối sống và nhiều yếu tố khác.
Đề kháng da đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên cuộc sống khỏe mạnh của bạn và gia đình, người thân. Để bảo vệ sức khỏe cũng như tăng đề kháng cho da, bạn đừng quên sử dụng các sản phẩm làm sạch của Lifebuoy nhé! Ngoài ra, hãy truy cập website Lifebuoy. thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.
Những bài viết liên quan
Thải độc da là gì? Bí quyết thải độc da hiệu quả | Lifebuoy
Thải độc da là quá trình loại bỏ các độc tố tích tụ lâu ngày và làm sạch sâu cho da. Độc tố ở đây bao gồm các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến da.
Cảm cúm | Lifebuoy | Lifebuoy Vietnam
Bệnh cảm cúm – hay thường gọi là bệnh ‘cúm’ – là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến mũi, cổ họng
Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em & cách điều trị | Lifebuoy
Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường thở. Các triệu chứng thường thấy là trẻ sốt cao, sổ mũi, ho, hay quấy khóc về đêm...