Liệu người lớn có bị tay chân miệng không?

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng người lớn cũng mắc phải căn bệnh này. Vậy liệu người lớn có bị tay chân miệng không? Hãy cùng Lifebuoy tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.
Xem thêm: Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Người lớn có bị tay chân miệng hay không?
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thu Nguyệt từ Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ: Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus cấp tính, thường lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng hoặc các vết thương của người đang mắc bệnh.
Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng nếu hệ miễn dịch của họ chưa đủ mạnh để chống lại virus gây bệnh. Điều này có nghĩa là khi người lớn chăm sóc trực tiếp các trẻ nhỏ bị bệnh mà không thực hiện các biện pháp dự phòng hoặc khi có hệ miễn dịch yếu và tiếp xúc với môi trường chứa virus gây tay chân miệng sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh dễ dàng.
Cũng giống như trường hợp của trẻ em, nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở người lớn thường do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, bao gồm Coxsackie, Echo và một số virus đường ruột khác. Trong số đó, các virus phổ biến nhất là EV71 (virus đường ruột tuýp 71) và Coxsackie A16. Đáng lưu ý, virus EV71 có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Người lớn hoàn toàn có nguy cơ bị nhiễm tay chân miệng
Dấu hiệu tay chân miệng ở người lớn
Tính chất của bệnh tay chân miệng ở người lớn thực tế khá tương đồng với trẻ em. Tuy nhiên, có thể thấy rằng tình trạng của bệnh tay chân miệng ở người lớn thường nghiêm trọng hơn so với bình thường.
- Khi mắc bệnh tay chân miệng, người trưởng thành thường xuất hiện các triệu chứng ban đầu như sốt, đau họng, mệt mỏi và trong trường hợp nặng hơn có thể xảy ra tình trạng mất ý thức.
- Sau giai đoạn sốt, các vết loét trong miệng sẽ xuất hiện, gây ra sự đau đớn. Các vết loét này được gọi là Herpangina và thường xuất hiện sâu trong khoang miệng dưới dạng các đốm nhỏ.
- Sau khi các vết loét xuất hiện trong một thời gian, lòng bàn tay và bàn chân sẽ xuất hiện các nốt phát ban gây ngứa. Tiếp đó, các nốt phát ban ngứa có thể lan ra những vùng khác trên cơ thể như bụng, lưng, cẳng chân, mông và thậm chí cả vùng kín.
- Các triệu chứng khác của bệnh tay chân miệng ở người lớn cũng có thể gồm: sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi đến mức mê man, buồn nôn, đau họng, tiêu chảy, đau cơ, mất ngon miệng và cảm giác chán ăn.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở người lớn
Việt Nam là một quốc gia ở vùng nhiệt đới, vì vậy khí hậu ở Việt Nam là điều kiện lý tưởng để dịch bệnh tay chân miệng bùng phát. Đặc biệt, dịch bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn vào mùa mưa. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình khỏi nguy cơ nhiễm bệnh, dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở người lớn mà bạn nên tuân thủ:
- Rửa tay thường xuyên: Bạn nên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chăm sóc trẻ tay chân miệng với xà phòng để sát khuẩn. Bạn có thể cân nhắc sử dụng nước rửa tay Lifebuoy với khả năng diệt khuẩn lên đến 99,9%, kể cả với những chủng vi khuẩn biến đổi. Hơn nữa, sản phẩm còn được bổ sung các thành phần vitamin B3, C & E giúp cải thiện đề kháng da tự nhiên và giúp da tay mềm mại.
- Giữ vệ sinh môi trường sống: Bạn cần thường xuyên làm sạch và sát khuẩn các vật dụng cũng như không gian sống. Với quần áo hằng ngày, bạn nên phơi nắng cho khô trước khi cất để hạn chế ẩm mốc. Ngoài ra, hạn chế tiếp xúc với các vật dụng chung tại các khu vực công cộng để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Chế độ ăn khoa học: Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Bạn nên ăn đủ các nhóm chất và đa dạng nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là nên bổ sung nhiều rau củ và trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.
- Tập thể dục đều đặn: Vận động với cường độ phù hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và thích nghi tốt hơn với môi trường, nhờ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm bệnh.

Rửa tay với xà phòng là biện pháp phòng tránh tay chân miệng ở người lớn vô cùng hiệu quả
Một số câu hỏi thường gặp
Bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn không?
Bệnh tay chân miệng hoàn toàn có thể lây cho người lớn. Trong quá trình chăm sóc trẻ mắc bệnh, nếu như người chăm sóc không giữ gìn vệ sinh tốt cho trẻ cũng như không có biện pháp phòng tránh thì vẫn có nguy cơ mắc tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng khi nào sẽ hết?
Thời gian để bệnh tay chân miệng hết hoàn toàn có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, các triệu chứng có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày, sau đó có thể cần vài tuần cho các vết thương hồi phục hoàn toàn. Nếu triệu chứng bệnh kéo dài quá lâu, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Kết luận
Trên đây là các thông tin giúp giải đáp câu hỏi “người lớn có bị tay chân miệng không?” cùng với một số biện pháp phòng tránh nhiễm bệnh. Rửa tay với xà phòng là cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả để bảo vệ trẻ nhỏ lẫn người lớn khỏi các tác nhân gây bệnh tay chân miệng cũng như các căn bệnh truyền nhiễm khác. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập ngay website Lifebuoy để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bệnh truyền nhiễm & cách phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe chính bản thân cũng như gia đình nhé!
Những bài viết liên quan
Tay, Chân, Miệng
Tất tần tật về bệnh Tay, Chân, Miệng với các triệu chứng: sốt, phát ban ở gan bàn tay... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.
Cách phòng tránh bệnh kiết lỵ hiệu quả | Lifebuoy
Cách phòng tránh bệnh kiệt lỵ rất đơn giản: rửa tay thường xuyên, đúng cách; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ...
Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.