Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, do các loại virus thuộc họ Enterovirus, chủ yếu là Enterovirus 71 và Coxsackievirus gây nên. Với tốc độ lây lan chóng mặt và nhiều biến chứng khó lường, đây là một trong những mối lo lắng bậc nhất của các bố mẹ. Vậy bệnh tay chân miệng lây qua đường nào? Cùng Lifebuoy tìm hiểu chi tiết hơn về con đường lây lan của bệnh tay chân miệng trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm các bài viết về chủ đề Bệnh truyền nhiễm:

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có thể lây lan và bùng phát thành dịch tễ thông qua những tiếp xúc thông thường. Trẻ từ 1 đến 5 tuổi dễ bị lây bệnh tay chân miệng hơn so với các độ tuổi khác. Thời điểm này trẻ bắt đầu học cách tiếp xúc với thế giới xung quanh cũng như bắt đầu đến trường và tiếp xúc trực tiếp với bạn bè. Điều này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, dẫn đến sự bùng phát mạnh mẽ của bệnh tay chân miệng.

Đối với các bé nhỏ hơn (dưới 6 tháng tuổi) vì còn bú sữa mẹ nên trẻ nhận được các loại kháng thể có thể chống lại bệnh. Với các bé trên 5 tuổi thì hệ miễn dịch đã phát triển tương đối hoàn thiện, vì vậy nguy cơ mắc bệnh không còn cao như độ tuổi từ 1-5 tuổi.

Bệnh tay chân miệng có thể bùng phát bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, căn bệnh này thường bùng phát mạnh từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12. Đây cũng là thời điểm ghi nhận nhiều ca biến chứng nghiêm trọng.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách

Bệnh ty chân miệng rất dễ lây lan, đặc biệt là trẻ từ 1-5 tuổi

Bệnh ty chân miệng rất dễ lây lan, đặc biệt là trẻ từ 1-5 tuổi

Bệnh tay chân miệng lây qua con đường nào?

Vậy bệnh tay chân miệng lây qua những đường nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa, con đường lây lan bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với dịch thể của người bệnh thì khả năng cao trẻ cũng sẽ nhiễm bệnh. Bởi vì trong các dịnh thể bệnh như dịch sổ mũi, hắt hơi, nước bọt, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc,... cũng có chứa virus gây bệnh. Ngoài ra, tay chân miệng còn có thể lây lan khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt có virus như dụng cụ sinh hoạt, nền nhà, bàn ghế, quần áo, đồ chơi.

Bệnh tay chân miệng tuy thường gặp ở trẻ em, nhưng không có nghĩa là chỉ có trẻ em mới có thể mắc bệnh. Vẫn có nhiều trường hợp người lớn bị nhiễm tay chân miệng thông qua quá trình chăm sóc và vệ sinh cơ thể hằng ngày cho con.

Xem thêm: Nhận biết các biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ

Tay chân miệng còn có thể lây lan khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt có virus như đồ chơi

Tay chân miệng còn có thể lây lan khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt có virus như đồ chơi

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả

Bệnh tay chân miệng cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Vì vậy, quá trình điều trị bệnh chủ yếu là tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và làm giảm nhẹ các triệu chứng. Chính vì thế, phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng nghiêm trọng do tay chân miệng gây ra.

Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng vô cùng đơn giản mà vẫn đem lại hiệu quả cao:

  • Rửa tay thường xuyên: Bạn nên tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi ho, hắt hơi. Nước rửa tay Lifebuoy là sự lựa chọn hàng đầu với khả năng tiêu diệt đến 99,9% các loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có các thành phần như vitamin B3, C & E giúp cải thiện đề kháng da tự nhiên.
  • Không cho bé ngậm mút đồ chơi: Bố mẹ nên nhắc trẻ không được ngậm hay mút đồ chơi, đặc biệt là đồ chơi sử dụng chung. Đồng thời, bạn nên vệ sinh và tiệt trùng chúng thường xuyên để loại bỏ virus gây ra bệnh tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống: Bạn cần làm sạch và lau chùi nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày và định kỳ sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn. Quần áo hay các vật dụng sinh hoạt khác của bé cũng nên vệ sinh thường xuyên và phơi nắng để tiệt trùng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với vùng dịch: Trong trường hợp dịch bệnh đang hoành hành trong khu vực sinh sống, hãy hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động tập trung đông người như đi chơi công viên hay tham gia các sự kiện lớn như mùa trung thu.
Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng để ngừa bệnh tay chân miệng

Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng để ngừa bệnh tay chân miệng

Một số câu hỏi thường gặp

Trẻ bị tay chân miệng có lây cho người lớn không?

Có rất nhiều trường hợp người lớn bị lây bệnh tay chân miệng trong quá trình chăm sóc cho trẻ bị bệnh. Khi người lớn mắc bệnh, các triệu chứng thường khá nhẹ và không rõ ràng. Do đó, nếu bạn nghi ngờ bị tay chân miệng sau khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Ngoài ra, bạn nên cách ly mình và hạn chế tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch kém như người lớn tuổi hay phụ nữ đang mang thai.

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng thường trong bao lâu?

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng thường dao động từ 3 đến 7 ngày, tức là khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với virus gây bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng. Các biểu hiện có thể có sự biến đổi trong thời gian này tùy theo cá nhân và tình hình cụ thể.

Kết luận

Vừa rồi là một số thông tin về chủ đề bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường nào. Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan và cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vaccine ngăn ngừa. Vì thế, để giúp trẻ tránh nguy cơ nhiễm bệnh, bố mẹ nên cho bé sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn tốt như nước rửa tay Lifebuoy trong quá trình vệ sinh hằng ngày. Đừng quên truy cập ngay website Lifebuoy để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bệnh truyền nhiễm & cách phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình nhé!

Những bài viết liên quan

Tay, Chân, Miệng

Tất tần tật về bệnh Tay, Chân, Miệng với các triệu chứng: sốt, phát ban ở gan bàn tay... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.

Read more »

Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.

Read more »

Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em & cách điều trị | Lifebuoy

Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường thở. Các triệu chứng thường thấy là trẻ sốt cao, sổ mũi, ho, hay quấy khóc về đêm...

Read more »