Làm thế nào để trị đau bụng tiêu chảy cho bà bầu?

Trong suốt thai kỳ, sự thay đổi của cơ thể dễ khiến bà bầu gặp một số vấn đề về tiêu chảy. Ngoài ra, tiêu chảy ở mẹ bầu cũng có thể là do bị nhiễm vi khuẩn, virus hay do một số nguyên nhân khác. Tình trạng tiêu chảy nếu không điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Vậy làm thế nào để trị đau bụng tiêu chảy cho bà bầu? Cùng Lifebuoy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Xem thêm: 5 Điều mẹ bầu nên làm để cơ thể khỏe mạnh đón bé yêu
Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy khi mang thai. Một phần là do cơ thể bà bầu có xu hướng thay đổi rất nhiều, sức đề kháng cũng có phần kém đi. Dưới đây là một số nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy thường gặp:
- Nhiễm vi khuẩn, virus, vi trùng có hại cho đường ruột do sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, các loại thức ăn sống,...
- Chế độ ăn uống đột ngột bị thay đổi, lúc này cơ thể chưa thích nghi kịp, dẫn đến đau bụng tiêu chảy trong khoảng thời gian đầu thai kỳ.
- Một số loại thức ăn mà mẹ bầu chưa từng ăn trước khi mang thai hay các loại thực phẩm lạ có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng như đau bụng tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng.
- Nếu mẹ bầu sử dụng quá liều các sản phẩm bổ sung vitamin, dạ dày có thể trở nên không thoải mái và tình trạng tiêu chảy có thể xuất hiện.
- Hormone Prostaglandin tăng cao ở các tháng cuối thai kỳ khiến hệ tiêu hóa hoạt động bất thường và kém hiệu quả, điều này gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Có nhiều nguyên nhân bà bầu bị đau bụng tiêu chảy
Bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
Bà bầu thường có sức đề kháng kém hơn nên tình trạng tiêu chảy có xu hướng nặng và nguy hiểm hơn so với người bình thường. Tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh mà tình trạng tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài trong khoảng 1 – 10 ngày. Bị tiêu chảy trong khoảng thời gian dài sẽ khiến thai phụ phải đối diện với nhiều nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe. Biểu hiện thường thấy nhất là việc mẹ bầu bị mất nước, khiến cơ thể bị suy nhược nặng nề. Ngoài ra, tình trạng tiêu chảy còn có nguy cơ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển, thậm chí còn có khả năng dẫn đến thai lưu.
Cách điều trị đau bụng tiêu chảy cho bà bầu
Đối với các trường hợp nhẹ, đau bụng tiêu chảy có thể thuyên giảm và tự hết, vì thế các thai phụ không cần quá lo lắng. Chẳng hạn, nếu tiêu chảy do virus, vi khuẩn, thai phụ có thể uống nhiều nước để rút ngắn thời gian bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nặng hơn, mẹ bầu cần đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách chữa đau bụng tiêu chảy mà bà bầu có thể tham khảo:
Uống đủ nước
Tiêu chảy sẽ khiến mẹ bầu bị mất nước và các chất điện giải, chất khoáng. Vì vậy, mẹ bầu cần phải bổ sung thêm nước để bù đắp lại cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên uống nước theo từng ngụm nhỏ. Các loại nước mà mẹ bầu có thể bổ sung khi bị tiêu chảy như nước gạo rang, dung dịch Oresol, nước lọc, nước dừa tươi,... Thai phụ cũng cần lưu ý không nên sử dụng các loại nước hoa quả đóng chai hay nước ngọt có ga để tránh gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Bổ sung lợi khuẩn với sữa chua
Bổ sung lợi khuẩn thông qua sữa chua là một phương pháp hữu ích để giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đặc biệt khi bạn đang mang thai và bị tiêu chảy. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống, mẹ bầu hãy luôn thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trong sữa chua có chứa axit lactic có tác dụng làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp tình trạng tiêu chảy thuyên giảm nhanh chóng hơn. Đây là một trong những cách điều trị đau bụng tiêu chảy tại nhà cho bà bầu vô cùng hiệu quả.
Điều chỉnh lại thực đơn hằng ngày
Một chế độ ăn nhiều chất xơ và tinh bột sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm tái, khó tiêu, cay nóng cũng cần được hạn chế một cách tối đa.
Sử dụng thuốc chống tiêu chảy
Nếu bà bầu đã bị tiêu chảy kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể đến gặp bác sĩ để được kê một số loại thuốc cầm tiêu chảy. Bác sĩ sẽ dựa trên thể trạng của thai phụ để kê toa sao cho đúng liều lượng và loại thuốc phù hợp.
Tết Trung thu 2023 sẽ diễn ra vào ngày 29/09

Bổ sung các nhóm thực phẩm cần thiết sẽ tình trạng tiêu chảy ở bà bầu thuyên giảm
Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bà bầu
Rửa tay thường xuyên
Giữ tay sạch sẽ là cách để hạn chế đưa vi khuẩn và virus gây ra tiêu chảy vào trong cơ thể của mẹ bầu. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với đồ vật ở nơi công cộng là biện pháp ngăn ngừa tiêu chảy đơn giản mà dễ thực hiện. Trong trường hợp không có nước sạch, bà bầu có thể sử dụng nước rửa tay khô để thay thế.
Để việc rửa tay đạt hiệu quả tối ưu, bà bầu nên lựa chọn các sản phẩm làm sạch chất lượng. Nước rửa tay Lifebuoy với đa dạng các dòng sản phẩm khác nhau là lựa chọn hàng đầu nhờ sở hữu khả năng loại bỏ đến 99,9% vi khuẩn, kể cả các loại vi khuẩn biến đổi. Hơn nữa, sản phẩm còn bổ sung các loại vitamin B3, C & E giúp cải thiện đề kháng da tự nhiên cũng như làm mềm da tay.

Bà bầu nên rửa tay với xà phòng thường xuyên để phòng ngừa tiêu chảy
Lưu ý đến vấn đề ăn uống
Để phòng ngừa tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu hãy duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống đủ nước, ăn thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, và hạn chế thực phẩm kích thích tiêu hóa như đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn tái sống,...
Một số câu hỏi thường gặp
Bà bầu đau bụng đi ngoài nên uống gì?
Bà bầu đau bụng đi ngoài thường đối mặt với nguy cơ mất nước và các chất điện giải. Trong trường hợp này, bà bầu nên dùng các thức uống như nước lọc, nước dừa tươi, nước chanh, nước ép trái cây và trà gừng để giúp bù nước và hỗ trợ hồi phục hệ tiêu hóa.
Cách chữa tiêu chảy cho bà bầu 3 tháng cuối?
Để chữa tiêu chảy trong giai đoạn 3 tháng cuối, bà bầu nên bổ sung một số loại dung dịch bù nước như nước gạo rang muối đường, dung dịch Oresol,... Bên cạnh đó, các loại củ quả sapoche, cà rốt,.. và thịt gà cũng nên được thêm vào thực đơn hằng ngày. Đặc biệt, bà bầu cần thăm khám với bác sĩ để theo dõi và kịp thời điều trị tiêu chảy để hạn chế các nguy cơ.
Kết luận
Trên đây là các thông tin về cách trị đau bụng tiêu chảy cho bà bầu cũng như biện pháp phòng ngừa. Tuy bệnh tiêu chảy nếu trở nặng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, nhưng nếu được điều trị sớm thì sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng. Để phòng ngừa bệnh, bà bầu nên vệ sinh tay thường xuyên bằng các sản phẩm chất lượng như nước rửa tay Lifebuoy. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thường xuyên truy cập website Lifebuoy để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình nhé!
Những bài viết liên quan
Tay, Chân, Miệng
Tất tần tật về bệnh Tay, Chân, Miệng với các triệu chứng: sốt, phát ban ở gan bàn tay... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.
Thải độc da là gì? Bí quyết thải độc da hiệu quả | Lifebuoy
Thải độc da là quá trình loại bỏ các độc tố tích tụ lâu ngày và làm sạch sâu cho da. Độc tố ở đây bao gồm các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến da.
Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.