Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Bệnh tay chân miệng là một trong những mối đe dọa lớn cho sức khỏe của trẻ. Trong quá trình chăm sóc trẻ mắc bệnh, bố mẹ thường có rất nhiều thắc mắc như: Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? Triệu chứng bệnh qua từng giai đoạn thế nào? Hãy cùng Lifebuoy giải đáp các câu hỏi trên ngay trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm các bài viết về chủ đề Bệnh truyền nhiễm:

Hầu hết trẻ bị tay chân miệng sẽ khỏi sau 7-10 ngày

Tay chân miệng là một tình trạng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, gây ra bởi virus Enterovirus và Coxsackievirus. Triệu chứng của căn bệnh này bao gồm nổi ban đỏ trên tay, chân, miệng, đau họng và sốt. Đây là căn bệnh có thể lây lan thông qua tiếp xúc với dịch từ nốt ban, nước bọt hoặc phân của trẻ bị nhiễm bệnh.

Vậy trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), 90% trường hợp trẻ mắc tay chân miệng sẽ khỏi bệnh trong thời gian từ 7 – 10 ngày nếu được chăm và điều trị đúng cách.

Trẻ sẽ khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách

Trẻ sẽ khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách

Hiện tại, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine ngừa bệnh. Đối với trường hợp trẻ mắc tay chân miệng độ 1 thì có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà. Việc uống đủ nước, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị tay chân miệng. Đồng thời, bố mẹ cần phải tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà để giúp bé mau hồi phục cũng như hạn chế nguy cơ lây lan.

Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý rằng một số trường hợp có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ có triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, đau ngực, hoặc sốt cao kéo dài, gia đình cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để kịp thời chữa trị.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách

Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ qua từng giai đoạn

Bệnh tay chân miệng bao gồm 4 giai đoạn: ủ bệnh - khởi phát - toàn phát - lui bệnh. Mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Gia đình cần nắm rõ triệu chứng để theo dõi sức khỏe cho bé một cách sát sao, để điều chỉnh cách chăm sóc, điều trị cho phù hợp trong từng giai đoạn.

Xem thêm: Nhận biết các biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Các dấu hiệu của trẻ bị tay chân miệng trong giai đoạn này thường không rõ rệt, đều là những triệu chứng nhẹ và thoáng qua. Những triệu chứng này bao gồm sốt nhẹ, đau họng, tăng tiết nước bọt, biếng ăn, tiêu chảy nhẹ và có thể trẻ sẽ ít hoạt động hơn bình thường. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ bị nổi hạch ở cổ và dưới hàm.

Giai đoạn khởi phát

Sau 1-2 ngày từ giai đoạn ủ bệnh, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc thậm chí sốt cao đến 39-40°C. Ngoài ra, một số triệu chứng khác như đau họng, biếng ăn, mệt mỏi cũng xuất hiện, đôi khi có thể gặp tình trạng tiêu chảy vài lần trong ngày. Đồng thời, các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng như loét miệng và phát ban trên da cũng sẽ nhanh chóng xuất hiện.

  • Loét miệng: Niêm mạc má, lưỡi và lợi xuất hiện các bóng nước với đường kính từ 2 – 3mm. Khi chúng vỡ ra sẽ tạo thành các vết lở loét, làm trẻ bị đau khi ăn uống và quấy khóc dữ dội, đồng thời khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban trên da: Trên da của trẻ có thể thấy nhiều bóng nước có kích thước dao động từ 2 - 10mm. Chúng có màu xám và hình dáng bầu dục, thường xuất hiện trong lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tùy trường hợp mà chúng có thể nổi lên trên mặt da, tạo cảm giác cộm khi sờ hoặc ẩn dưới da, nhưng thường không đau khi ấn vào.

Giai đoạn toàn phát

Thời kỳ toàn phát của bệnh thường kéo dài từ 3 - 10 ngày. Trong giai đoạn này, triệu chứng trở nên nặng hơn với các vết loét miệng nghiêm trọng và phát ban dạng phỏng nước. Các nốt phát ban này thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn (ít hơn 7 ngày) và ít khi gây loét hoặc nhiễm trùng, tuy nhiên chúng có thể để lại những vết thâm sau đó.

Giai đoạn này cũng rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm nếu trẻ bị sốt quá cao và nôn mửa nhiều. Các biến chứng thường liên quan đến hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp, thường xuất hiện sớm (từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh).

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn lui bệnh của bệnh tay chân miệng thường thể hiện qua sự giảm dần các triệu chứng như sốt, loét miệng và tăng tiết nước bọt. Trẻ bắt đầu hồi phục sức khỏe, tinh thần và trở lại tình trạng bình thường. Trẻ sẽ khỏi bệnh hoàn toàn nếu không có biến chứng nào.

Nếu không co bất kỳ di chứng nào, trẻ sẽ hoàn toàn bình phục ở giai đoạn lui bệnh

Nếu không co bất kỳ di chứng nào, trẻ sẽ hoàn toàn bình phục ở giai đoạn lui bệnh

Một số biến chứng nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể xuất hiện nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể bao gồm:

  • Một số trường hợp nặng của bệnh tay chân miệng có thể gây ra viêm não hoặc viêm màng não, với các triệu chứng như đau đầu, sốt cao, tổn thương thần kinh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Một số trẻ có thể phát triển viêm khớp sau khi mắc bệnh tay chân miệng, gây đau và khó khăn trong việc di chuyển.
  • Các cơn co giật và mất ý thức là biểu hiện nghiêm trọng của bệnh tay chân miệng ở trẻ, thường đi kèm với suy hô hấp và tuần hoàn.

Cha mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ để có thể phát hiện các biến chứng kịp thời và đưa trẻ đến gặp bác sĩ, từ đó xác định đúng phác đồ điều trị và giúp trẻ mau chóng phục hồi hoàn toàn.

Xem thêm: Rửa tay bằng xà phòng: Lợi ích và quy trình

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì?

Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần phải lưu ý tránh đưa trẻ đến nơi đông người, kiêng chạm vào da và gãi làm vỡ các nốt ban. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tránh để trẻ dùng các loại dụng cụ ăn sắc nhọn để không làm bé bị đau khi ăn. Cuối cùng, bố mẹ nên tránh sử dụng muối, chanh hoặc thuốc chống viêm khi vệ sinh cho bé.

Bệnh tay chân miệng có tái nhiễm hay không?

Bệnh tay chân miệng hoàn toàn có khả năng tái nhiễm, trẻ có thể mắc bệnh 2, 3 thậm chí là 4 lần hay nhiều hơn. Trường hợp này thường xảy ra ở các bé có sức đề kháng kém hoặc lượng kháng thể của trẻ chưa đủ nhiều để chống lại bệnh. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp do nhiễm chủng virus khác với lần bệnh trước nên trẻ chưa có kháng thể để chống lại virus.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng cũng như thời gian hồi phục của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng, việc tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng là vô cùng cần thiết. Nước rửa tay Lifebuoy với khả năng tiêu diệt lên đến 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho bé và cả gia đình. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa vitamin B3, C & E giúp hỗ trợ đề kháng da tự nhiên. Ngoài ra, đừng quên truy cập ngay website Lifebuoy để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bệnh truyền nhiễm & cách phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình bạn nhé!

Những bài viết liên quan

Tay, Chân, Miệng

Tất tần tật về bệnh Tay, Chân, Miệng với các triệu chứng: sốt, phát ban ở gan bàn tay... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.

 

 

 

Read more »

Thải độc da là gì? Bí quyết thải độc da hiệu quả | Lifebuoy

Thải độc da là quá trình loại bỏ các độc tố tích tụ lâu ngày và làm sạch sâu cho da. Độc tố ở đây bao gồm các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến da.

 

 

 

Read more »

Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.

 

 

 

Read more »