Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 & Cách điều trị

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 & Cách điều trị

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 được xem là thể nhẹ nhất và thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số tình huống, nếu bố mẹ chủ quan trong việc chăm sóc và điều trị khi trẻ mắc bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của trẻ trong tương lai. Cùng Lifebuoy tìm hiểu về bệnh tay chân miệng cấp độ 1 cũng như cách điều trị hiệu quả cho bé ngay trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Nhận biết các biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là gì?

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em. Cụ thể, đa số các ca bệnh tay chân miệng được ghi nhận là xảy ra với các bé dưới 5 tuổi và trẻ dưới 3 tuổi sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng so với các lứa tuổi khác. Ở Việt Nam, dịch tay chân miệng thường có 2 đợt bùng phát mạnh vào khoảng tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12.

Căn cứ vào các triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng, bệnh tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ. Trong đó, bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn bệnh nhẹ nhất. Các triệu chứng như loét miệng, nổi mụn nước ở da lúc này cũng chưa quá nghiêm trọng, vì thế không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhi.

Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn bệnh nhẹ nhất

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn bệnh nhẹ nhất

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Nguyên nhân

Bệnh tay chân miệng do các chủng virus đường ruột thuộc nhóm Enterovirus gây ra, trong đó Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) là hai chủng phổ biến nhất. Các trường hợp mắc bệnh do EV71 thường rất nghiêm trọng, dễ lây lan và có xác suất xảy ra biến chứng rất cao. Một số biến chứng thường thấy là viêm não, viêm màng não, khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng cũng như làm rối loạn hệ thống điều hòa tim mạch và hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em.

Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Triệu chứng

Trẻ mắc phải tay chân miệng ở cấp độ 1 thường có triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi, sốt nhẹ, dao động trong khoảng 38 - 39 độ C.
  • Trên cơ thể sẽ xuất hiện các bọng nước, đặc biệt là ở miệng, mông, tay và chân.

Ngoài các triệu chứng đã đề cập, trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở giai đoạn 1 cũng có thể có những biểu hiện khác như đau và căng cơ, đau đầu, cứng cổ, giật mình trong khi ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên ngủ gật. Ngoài ra, trẻ còn có thể đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng và thường hay quấy khóc,...

Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam?

Khi bị tay chân miệng độ 1, bé thường gặp các triệu chứng như sốt nhẹ, nổi bọng nước và loét miệng

Khi bị tay chân miệng độ 1, bé thường gặp các triệu chứng như sốt nhẹ, nổi bọng nước và loét miệng

Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 cho bé

Tuy đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng khó kiểm soát, khiến trẻ gặp nhiều biến chứng trong tương lai. Khi bé mắc tay chân miệng giai đoạn 1, bố mẹ có thể tham khảo các phương pháp điều trị dưới đây cho bé:

  • Khi trẻ bị sốt cao, bố mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol hoặc Ibuprofen theo liều lượng được bác sĩ chỉ định. Đồng thời, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ đến khi bé hạ sốt được tối thiểu 48 giờ.
  • Bôi gel Antacid lên các vết thương, vết loét ở miệng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi nhai và nuốt thức ăn.
  • Nếu trẻ cảm thấy ngứa và gãi các vết mụn nước, hãy sử dụng thuốc kháng Histamin để giúp bé giảm ngứa.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng trong trường hợp các mụn nước bị vỡ ra.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đa dạng loại thực phẩm và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bố mẹ không nên ép bé ăn, ngoài ra có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giúp bé dễ ăn hơn cũng như đảm bảo cung cấp đủ lượng ăn cho bé.

Ngoài những biện pháp điều trị trên, gia đình cũng cần lưu ý phải vệ sinh tay sạch sẽ sau khi chăm sóc cho bé bị bệnh tay miệng để hạn chế lây lan virus. Sử dụng nước rửa tay Lifebuoy sẽ giúp tối ưu hiệu quả làm sạch nhờ khả năng tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn, kể cả những chủng vi khuẩn biến đổi, nhờ vậy giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình cũng như bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách

Gia đình cần phải vệ sinh tay sạch sẽ sau khi chăm sóc cho bé bị bệnh tay miệng để hạn chế lây lan virus

Gia đình cần phải vệ sinh tay sạch sẽ sau khi chăm sóc cho bé bị bệnh tay miệng để hạn chế lây lan virus

Một số câu hỏi thường gặp

Bệnh tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi?

Hầu hết các trường hợp tay chân miệng cấp độ 1 thường sẽ hồi phục sau khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ nên đưa trẻ đến đến các cơ sở y tế để kiểm tra và được hướng dẫn cách điều trị phù hợp cho đến khi bệnh hoàn toàn khỏi.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có lây không?

Có, bệnh tay chân miệng hoàn toàn có thể lây lan từ người này sang người khác, dễ phát triển thành dịch bệnh nếu không có biện pháp phòng ngừa cũng như kiểm soát tốt. Bệnh này thường lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc với các chất bài tiết từ mũi, miệng hoặc dịch tiết từ các nốt ban, nốt mụn nước, đặc biệt là phân của người mắc bệnh tay chân miệng.

Kết luận

Trên đây là các thông tin về tay chân miệng cấp độ 1 cùng cách điều trị bệnh tại nhà cho bé mà bố mẹ cũng như gia đình cần lưu ý. Bên cạnh đó, việc rửa tay với xà phòng hằng ngày sau khi vệ sinh và chăm sóc trẻ mắc bệnh là vô cùng cần thiết. Nước rửa tay Lifebuoy là sự lựa chọn hàng đầu với khả năng tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn, kể cả những chủng vi khuẩn biến đổi. Đặc biệt, đừng quên truy cập ngay website Lifebuoy để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bệnh truyền nhiễm & cách phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe chính bản thân cũng như gia đình nhé!

Những bài viết liên quan

Tay, Chân, Miệng

Tất tần tật về bệnh Tay, Chân, Miệng với các triệu chứng: sốt, phát ban ở gan bàn tay... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.

 

 

 

Read more »

Bị tiêu chảy mẹ bầu nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? | Lifebuoy

Bị tiêu chảy mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm như chuối, cà rốt nấu chín, bột yến mạch... Mẹ bầu nên bổ sung thêm sữa chua giúp đẩy lùi tiêu chảy hiệu quả

 

 

 

Read more »

Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.

 

 

 

Read more »