Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam?

Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam?

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, gia đình cần phải ngay lập tức đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế để nắm rõ tình trạng sức khỏe. Hơn nữa, bác sĩ cũng sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị cũng như chăm sóc trẻ tại nhà để giúp trẻ mau bình phục, từ đó hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho bé cũng cần được điều chỉnh phù hợp. Vậy thì trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam không? Nên cho trẻ ăn gì? Cùng Lifebuoy giải đáp trong bài viết sau đây.

Tham khảo thêm các bài viết về chủ đề Bệnh truyền nhiễm:

Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam hay không?

Cam vốn là loại quả có hàm lượng vitamin C vô cùng cao, giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, cho bé uống nước cam khi đang mắc bệnh tay chân miệng sẽ hỗ trợ cơ thể sản sinh ra các kháng thể giúp trẻ chống lại virus gây bệnh. Ngoài ra, nước cam rất thơm ngon và tương đối dễ uống với hầu hết các bé nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng cam là một loại quả có tính acid cao, điều này có thể làm trẻ cảm thấy đau rát do những vết loét ở miệng và lưỡi chưa lành.

Vì thế, việc trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng uống của trẻ. Cụ thể, nếu trẻ bị đau rát khi uống, cha mẹ không nên cho con dùng hoặc có thể thay cam bằng một loại quả khác có chứa ít acid hơn. Ngược lại, nếu trẻ uống thoải mái, gia đình hoàn toàn có thể tiếp tục bổ sung nước cam vào chế độ ăn hằng ngày.

Cho bé uống nước cam khi mắc bệnh tay chân miệng có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bố mẹ không nên ép buộc trẻ uống nếu trẻ cảm thấy đau rát và khó chịu. Thay vào đó, phụ huynh có thể bổ sung các loại thức uống khác có tính acid thấp hơn như nước dừa tươi.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Có nên cho bé bị tay chân miệng uống nước cam hay không tùy vào khả năng ăn uống của bé

Có nên cho bé bị tay chân miệng uống nước cam hay không tùy vào khả năng ăn uống của bé

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng?

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu

Khi trẻ bị tay chân miệng, việc chọn thức ăn mềm và dễ tiêu là một phần quan trọng để giảm cảm giác khó chịu của bé trong việc ăn uống. Trong giai đoạn này, miệng lưỡi của trẻ thường đau rát, làm cho việc nhai và nuốt thức ăn trở nên khó khăn. Bố mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn các loại thức ăn như cháo, súp, cơm nấu mềm, bột trái cây và thực phẩm giàu nước như rau cải, quả dưa hấu. Đồng thời, cha mẹ cũng tránh cho trẻ ăn các thực phẩm dễ kích ứng như đồ ăn cay, mặn, chua vì chúng có thể làm tăng cảm giác đau rát cũng như khiến trẻ bị khó tiêu.

Cho trẻ uống nhiều nước

Cho trẻ uống đủ nước là vô cùng cần thiết trong quá trình ứng phó với bệnh tay chân miệng, nhất là với các bé có triệu chứng sốt và nôn mửa. Miệng và lưỡi của bé thường cảm thấy khô và đau rát trong lúc này, do đó việc uống nhiều nước có thể làm trẻ dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, nước cũng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón, tiêu chảy. Ngoài nước lọc, bố mẹ có thể cân nhắc cho trẻ dùng thêm các loại nước ép trái cây để bổ sung các loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Nâng cao miễn dịch cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng và sự đa dạng trong thực phẩm. Một chế độ ăn hợp lý phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất chính bao gồm đạm, béo, bột đường và vitamin & chất khoáng. Hơn nữa, bố mẹ cần cho trẻ ăn đa dạng nhiều nhóm thực phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Không nên cho bé kiêng khem quá mức để tránh tình trạng bé bị thiếu chất, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe.

Để bổ sung chất đạm (protein), bố mẹ nên thêm thịt, cá, trứng, sữa vào thực đơn của bé. Cùng với đó, các loại thực phẩm có màu sắc vàng, đỏ như cà rốt, cà chua,... cũng như các loại rau xanh sẫm (rau muống, rau ngót, cải bó xôi,...) sẽ bổ sung cho bé nhiều loại khoáng chất và vitamin, nhất là vitamin A và vitamin C. Những chất dinh dưỡng trên đóng vai trò hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng và giúp các tổn thương ngoài da nhanh lành hơn.

Bua an day du chat dinh duong ho tro hoi phuc suc khoe cho be

Một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, dễ tiêu kết và uống đủ nước sẽ hỗ trợ cho bé trong quá trình hồi phục sức khỏe

Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ tay chân miệng

Ngoài việc cân bằng chế độ dinh dưỡng, có một số lưu ý khác mà bố mẹ cần phải tuân theo khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng:

  • Vệ sinh tay thường xuyên: Bố mẹ cần rửa tay kỹ bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ để ngăn nguy cơ lây lan virus. Nước rửa tay Lifebuoy với khả năng diệt khuẩn lên đến 99,9%, kể cả vi khuẩn biến đổi sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho gia đình. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa vitamin B3, C & E giúp hỗ trợ đề kháng da tự nhiên.
  • Không làm vỡ bóng nước: Tuyệt đối không tự ý chích vỡ các bóng nước trên cơ thể của bé để tránh cho trẻ bị nhiễm trùng.
  • Theo dõi tình trạng bệnh tình sát sao: Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng chỉ trong thời gian ngắn. Bố mẹ cần theo dõi liên tục để đưa ra cách xử trí kịp thời.
  • Không kiêng tắm cho bé: Gia đình nên tắm rửa nhẹ nhàng cho bé bằng nước ấm hằng ngày. Nhưng nếu không giữ cơ thể sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, làm cho các vết loét bị nhiễm trùng.

Một số câu hỏi thường gặp

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Khi trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, ở dạng lỏng như cháo hoặc súp để giúp trẻ dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm thanh nhiệt như bột sắn dây hay đu đủ cũng giúp bé giảm cơn đau rát và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, các món ăn làm từ trứng cũng rất phù hợp vì khá dễ ăn và có giá trị dinh dưỡng cao.

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì?

Trẻ bị tay chân miệng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng arginine cao như các loại hạt, đậu phộng, socola để tránh khiến virus sản sinh mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, bé bị tay chân miệng không nên ăn những món ăn cứng hoặc được nêm nếm nhiều gia vị vì chúng sẽ khiến các vết loét càng thêm kích ứng và khó lành hơn. Các loại thực phẩm giàu chất béo cũng là nguyên nhân khiến các nốt phát ban trầm trọng hơn, vì thế bố mẹ nên tránh thêm vào thực đơn của bé.

Kết luận

Trên đây là các thông tin giải đáp cho câu hỏi “trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam không?” cùng với một số lưu ý khác trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh. Để phòng ngừa nguy cơ lây lan virus, việc bố mẹ phải rửa tay với xà phòng ngay sau khi vệ sinh cho bé là vô cùng cần thiết. Cha mẹ cũng đừng quên truy cập ngay website Lifebuoy để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bệnh truyền nhiễm & cách phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ, chính bản thân cũng như gia đình nhé!

Những bài viết liên quan

Tay, Chân, Miệng

Tất tần tật về bệnh Tay, Chân, Miệng với các triệu chứng: sốt, phát ban ở gan bàn tay... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.

 

 

 

Read more »

Thải độc da là gì? Bí quyết thải độc da hiệu quả | Lifebuoy

Thải độc da là quá trình loại bỏ các độc tố tích tụ lâu ngày và làm sạch sâu cho da. Độc tố ở đây bao gồm các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến da.

 

 

 

Read more »

Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.

 

 

 

Read more »