Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Khi trẻ bị tay chân miệng, gia đình cần phải vô cùng cẩn thận trong quá trình chăm sóc để trẻ mau chóng hồi phục. Nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng về việc tắm rửa cho con, vì có thể gây vỡ các nốt phỏng nước trên da. Hãy cùng Lifebuoy tìm hiểu xem liệu trẻ bị tay chân miệng có tắm được không trong bài viết sau đây.

Tham khảo thêm các bài viết về chủ đề Bệnh truyền nhiễm:

Có nên tắm cho trẻ khi bị tay chân miệng?

Trẻ bị tay chân miệng không cần thiết phải kiêng nước hoặc kiêng gió. Không tắm rửa cho trẻ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và bội nhiễm bởi các vi khuẩn có hại ngoài môi trường xâm nhập qua các vết loét và mụn nước. Một khi bị nhiễm trùng da, khả năng cao là các vết loét sẽ để lại sẹo trên da kể cả sau khi bé đã khỏi bệnh. Vì vậy, cha mẹ vẫn nên tắm cho trẻ khi bị tay chân miệng.

Khi tắm cho bé, bố mẹ nên sử dụng nước ấm vừa phải và lau rửa một cách nhẹ nhàng để da luôn sạch sẽ và khô thoáng. Cha mẹ tuyệt đối không chà xát mạnh khiến các nốt phỏng nước vỡ ra hay tự ý chọc thủng chúng. Ngoài ra, phụ huynh càng không nên sử dụng các loại lá cây, muối ăn, chanh hoặc các loại thuốc bôi cho bé mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Vệ sinh cơ thể đúng cách

Các vết phỏng và loét trong miệng sẽ gây ra cảm giác đau đớn cho trẻ, làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Bạn có thể sử dụng dung dịch NaCl 0,9% hoặc pha nước ấm với muối (1 muỗng 5g muối pha với 240ml nước ấm) để vệ sinh răng miệng của trẻ. Đối với trẻ nhỏ chưa thể tự làm, phụ huynh có thể dùng tay quấn bằng gạc mềm để vệ sinh nhẹ nhàng vùng răng, góc miệng và lưỡi để đảm bảo không gây tổn thương niêm mạc miệng. Để giúp giảm đau cho trẻ, bạn cũng có thể bôi Glycerin borat, Zytee... vào các vết loét trong miệng, thực hiện 3 lần/ngày và trước khi ăn ít nhất 30 phút.

Không chỉ cần vệ sinh vùng miệng, vệ sinh cơ thể cho trẻ tay chân miệng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bé và giúp bệnh trạng thuyên giảm. Do đó, việc vệ sinh cơ thể vẫn cần được thực hiện hàng ngày bằng cách sử dụng xà phòng có khả năng sát khuẩn hoặc nước sạch. Một lựa chọn hiệu quả cho trẻ là sử dụng sữa tắm Lifebuoy - một sản phẩm đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn. Ngoài ra sản phẩm còn chứa vitamin B3, C & E giúp hỗ trợ đề kháng da tự nhiên. Sau khi tắm xong, gia đình có thể dùng Betadin 3% bôi lên da bé để đề phòng nguy cơ nhiễm trùng.

Tam dung cach cho tre

Tắm đúng cách cho trẻ giúp tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng và bội nhiễm

Kiểm soát tình trạng sốt ở trẻ

Một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng là sốt cao. Khi trẻ bị tay chân miệng và sốt vượt quá 38,5 độ C, có một số biện pháp cần được thực hiện để giảm triệu chứng và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Trước hết, chườm ấm là cách hiệu quả để làm hạ nhiệt cho bé, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi chườm ấm không nên làm ướt quần áo của bé để tránh nguy cơ bị nhiễm lạnh, gây ra bệnh viêm phổi.

Đồng thời, ba mẹ cũng có thể kết hợp cho bé uống hạ sốt chứa paracetamol với liều lượng phù hợp, khoảng 10-15mg/kg, không uống quá 4 lần/ ngày, mỗi lần uống cách nhau từ 4 – 6 giờ. Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao và triệu chứng không giảm, gia đình có thể cho bé sử dụng thuốc Ibuprofen như là một lựa chọn thay thế hoặc xen kẽ với Paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng Ibuprofen cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng Oresol theo hướng dẫn để bù nước và cân bằng chất điện giải trong cơ thể.

Bo me can theo doi than nhiet cho be

Bố mẹ cần theo dõi sát sao thân nhiệt của bé

Cho trẻ cách ly tại nhà từ 10-15 ngày

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần tiến hành cách ly tại nhà trong khoảng 10 - 15 ngày. Đây là lưu ý quan trọng để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh trong cộng đồng. Tay chân miệng lây lan qua tiếp xúc với dịch nhầy từ vết loét trên da hoặc niêm mạc miệng, việc cách ly sẽ đảm bảo rằng trẻ đã qua giai đoạn lây nhiễm trước khi tiếp xúc với môi trường xung quanh, nhờ đó giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ cũng như các bé khác.

Bên cạnh đó, cách ly giúp gia đình kiểm soát tình trạng viêm nhiễm kéo dài của trẻ một cách hiệu quả hơn. Việc tuân thủ hướng dẫn cách ly từ cơ sở y tế đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị tay chân miệng. Nếu tình trạng sức khỏe của bé trở nên trầm trọng hơn, người nhà cần nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Một số câu hỏi thường gặp

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có lây lan qua dịch nhầy từ vết loét trên da hoặc niêm mạc miệng của trẻ mắc bệnh. Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc các vật dụng, bề mặt mà người bệnh đã chạm vào và sử dụng, trẻ hoàn toàn có nguy cơ mắc tay chân miệng. Đặc biệt, những trẻ có hệ miễn dịch kém thường dễ bị lây nhiễm hơn.

Tại sao trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt?

Trẻ bị tay chân miệng không sốt có thể do thể bệnh trẻ mắc phải. Sốt là triệu chứng thường thấy khi trẻ nhiễm tay chân miệng ở thể cấp tính. Tuy nhiên, ở thể tối cấp và thể không điển hình, bé có thể không bị sốt hay nổi mụn nước trên da cũng như ở miệng. Hơn nữa khả năng xuất hiện triệu chứng sốt có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng trẻ.

Kết luận

Trên đây là giải đáp về vấn đề trẻ bị tay chân miệng có được tắm không cũng như một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Ngoài các thông tin đã đề cập, gia đình cũng cần nhớ luôn rửa tay với xà phòng sau khi chăm sóc trẻ để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh. Nước rửa tay Lifebuoy là sự lựa chọn hàng đầu với khả năng diệt khuẩn vượt trội đến 99,9%, ngoài ra sản phẩm còn được bổ sung vitamin B3, C & E giúp hỗ trợ đề kháng da tự nhiên. Đừng quên truy cập ngay website Lifebuoy để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bệnh truyền nhiễm & cách phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình bạn nhé!

Những bài viết liên quan

Tay, Chân, Miệng

Tất tần tật về bệnh Tay, Chân, Miệng với các triệu chứng: sốt, phát ban ở gan bàn tay... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.

 

 

 

Read more »

Thải độc da là gì? Bí quyết thải độc da hiệu quả | Lifebuoy

Thải độc da là quá trình loại bỏ các độc tố tích tụ lâu ngày và làm sạch sâu cho da. Độc tố ở đây bao gồm các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến da.

 

 

 

Read more »

Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.

 

 

 

Read more »