6 Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ luôn gây ra sự lo lắng không ngừng cho nhiều phụ huynh bởi mức độ nguy hiểm của nó. Thường thì bệnh tay chân miệng xuất hiện mạnh mẽ vào những thời kỳ thời tiết nóng bức, đặc biệt là trong khoảng tháng 3 - 5 và sắp tới từ tháng 9 - 12. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh trở nên vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách hiệu quả. Cùng Lifebuoy tìm hiểu qua 6 cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên
Rửa tay bằng xà phòng là cách vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ hiệu quả. Trẻ em thường dễ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh, trong khi đó hệ miễn dịch lại còn non nớt. Vì vậy, việc rửa tay đúng cách sẽ giúp bảo vệ trẻ một cách tốt nhất, đặc biệt ở các nơi đông người như trường học, nhà trẻ hay các khu vui chơi. Hơn nữa, việc này còn giúp loại bỏ vi khuẩn và virus, ngăn ngừa nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng.
Nước rửa tay Lifebuoy là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bé và gia đình với khả năng tiêu diệt đến 99,9% các loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có các thành phần như vitamin B3, C & E giúp cải thiện đề kháng da tự nhiên cho bé, ngoài ra giúp làm mềm da tay cũng như không gây khô da trong quá trình sử dụng.
Xem thêm: Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Rửa tay bằng xà phòng là cách vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ hiệu quả
2. Vệ sinh ăn uống sạch sẽ
Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và thực phẩm phải được nấu chín hoàn toàn. Hơn nữa, sử dụng nước sạch trong quá trình sinh hoạt hàng ngày là điều vô cùng quan trọng. Ngoài ra, cha mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ và cũng không nên cho trẻ ăn bốc, mút tay hay ngậm mút đồ chơi. Bên cạnh đó, dụng cụ ăn uống cần được rửa sạch trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm trong nước sôi để tiệt trùng. Hạn chế việc sử dụng chung các vật dụng như khăn ăn, khăn tay, cốc, bát, đĩa, thìa chưa được khử trùng để phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ.
3. Giữ vệ sinh đồ chơi, nơi sinh hoạt
Ở mỗi gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, cũng như các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên vệ sinh các bề mặt và vật dụng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày, bao gồm cả đồ chơi, dụng cụ học tập, cánh cửa, tay vịn cầu thang,... Quy trình này nên được thực hiện bằng cách sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng để đảm bảo hiệu quả làm sạch. Với những món đồ chơi mà trẻ nhiễm bệnh đã sử dụng, việc khử trùng là vô cùng cần thiết để tránh lây lan cho các bé khác. Để khử trùng, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, xà phòng hoặc luộc trong nước sôi để tiêu diệt virus còn sót lại.
Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Để khử trùng đồ chơi và các vật dụng của bé, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, xà phòng hoặc luộc trong nước sôi
4. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ
Để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ em, chúng ta cần thực hiện quy trình thu gom và xử lý chất thải một cách đúng đắn. Phân và chất thải của trẻ sau đó phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Việc này giúp đảm bảo môi trường xung quanh luôn sạch sẽ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người.
5. Theo dõi, phát hiện sớm bệnh tay chân miệng
Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc theo dõi và phát hiện sớm bệnh tay chân miệng là vô cùng quan trọng. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường thấy bao gồm sốt, nổi mụn nước trên cơ thể, loét miệng, mệt mỏi, chán ăn,... Khi nhận thấy những dấu hiệu này, cha mẹ hãy kiểm tra kỹ và nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này giúp xác định bệnh tình một cách chính xác và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
6. Cách ly và điều trị kịp thời khi trẻ phát bệnh
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải được cách ly tối thiểu 10 ngày kể từ khi phát bệnh, tuyệt đối không để trẻ có triệu chứng bệnh đến trường hay tiếp xúc với các bạn nhỏ khác. Đồng thời, cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ để xác định độ nghiêm trọng của bệnh và lên kế hoạch điều trị thích hợp.
Một số câu hỏi thường gặp
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ ở trường mầm non?
Để phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ ở trường mầm non, việc giữ vệ sinh cá nhân và không gian chung là vô cùng quan trọng. Giáo viên ở trường cần hướng dẫn cho bé cách rửa tay với xà phòng đều đặn, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, nhà trường cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ và diệt khuẩn nơi sinh hoạt chung của các bé, đồ chơi cũng như các vật dụng khác. Hơn nữa, sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày là cực kỳ quan trọng, nhằm phát hiện và cách ly kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, từ đó ngăn chặn nguy cơ lây truyền bệnh.
Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh?
Để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh tay chân miệng, phụ huynh hãy rửa tay kỹ trước khi tiếp xúc với trẻ. Đồng thời, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh. Bên cạnh đó, việc tăng cường sức đề kháng bằng cách cho con bú sữa mẹ cũng là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh ở trẻ sơ sinh.
Kết luận
Trên đây là các thông tin về 6 cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ mà bố mẹ và gia đình cần biết để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần lưu ý phải rửa tay với xà phòng hằng ngày sau khi vệ sinh và chăm sóc trẻ để tránh virus lây lan. Và đừng quên truy cập ngay website Lifebuoy để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bệnh truyền nhiễm & cách phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe chính bản thân cũng như gia đình nhé!
Những bài viết liên quan
Tay, Chân, Miệng
Tất tần tật về bệnh Tay, Chân, Miệng với các triệu chứng: sốt, phát ban ở gan bàn tay... Những lời khuyên phòng tránh, trong đó cần nên rửa tay thường xuyên.
Thải độc da là gì? Bí quyết thải độc da hiệu quả | Lifebuoy
Thải độc da là quá trình loại bỏ các độc tố tích tụ lâu ngày và làm sạch sâu cho da. Độc tố ở đây bao gồm các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến da.
Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.