Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách tại nhà

Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có tốc độ lây lan chóng mặt. Mọi người đều có nguy cơ mắc phải bệnh này, tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm sởi nhất. Việc chăm sóc trẻ mắc sởi đúng cách sẽ giúp quá trình phục hồi của con diễn ra một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Hãy cùng Lifebuoy tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà, cùng với một số lưu ý quan trọng khác trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp

Tổng quan về bệnh sởi ở trẻ em

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), sởi được xem là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao, đặc biệt đối với nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em. Mặc dù có sự phát triển của vaccine và tỷ lệ tử vong do sởi đang giảm dần theo thời gian nhưng mỗi năm căn bệnh này vẫn cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Cũng theo CDC, gần 1 đến 3 trong số 1.000 trẻ em mắc bệnh sởi sẽ tử vong do các biến chứng về hô hấp và thần kinh. Dưới đây là nguyên nhân gây bệnh và một số biểu hiện thường gặp của bệnh sởi.

Xem thêm: Cẩm nang bệnh Tay, Chân, Miệng & lời khuyên

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sởi

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sởi

Nguyên nhân

Virus Paramyxovirus là tác nhân gây nên bệnh sởi. Chủng virus này thường xuất hiện trong nhầy mũi và họng và có tốc độ sinh sôi vô cùng nhanh chóng. Virus sởi chỉ ảnh hưởng đến con người và không lây lan sang bất kỳ loài động vật nào khác. Dịch sởi thường dễ bùng phát vào mùa đông và xuân.

Bệnh sởi chủ yếu lây lan qua các con đường sau:

  • Tiếp xúc với các dịch hô hấp (nước mũi, nước bọt) của người bệnh được phát tán vào không khí khi nói chuyện, hắt hơi, ho...
  • Tiếp xúc với các đồ vật mà virus sởi có thể tồn tại từ người bệnh.

Virus sởi thường sẽ lây nhiễm qua đường hô hấp đầu tiên, sau đó lan dần ra các bộ phận khác của cơ thể thông qua tuần hoàn máu. Virus có thể tồn tại trong chất nhầy mũi và họng của người nhiễm bệnh trong khoảng 4 ngày trước khi xuất hiện ban đỏ và tiếp tục phát triển trong khoảng 4 đến 5 ngày sau đó. Do đó, việc chăm sóc người bệnh trong giai đoạn này đặc biệt cần phải hết sức cẩn thận.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách

Trẻ có thể bị nhiễm sởi do tiếp xúc với các đồ vật mà người bệnh đã sử dụng

Trẻ có thể bị nhiễm sởi do tiếp xúc với các đồ vật mà người bệnh đã sử dụng

Biểu hiện

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, virus sởi nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyết lân cận, sau đó đi vào máu. Thời kỳ ủ bệnh sởi kéo dài từ 8 - 11 ngày và có các biểu hiện sau:

  • Ban đầu sốt nhẹ và vừa, sau đó nhanh chóng tăng lên trên 39 - 40 độ C. Không thể áp dụng có biện pháp thông thường để hạ sốt. Cơn sốt chỉ giảm khi bắt đầu xuất hiện tình trạng phát ban.
  • Chảy nước mũi & nước mắt; ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, mi mắt sưng phù nề.
  • Miệng có những đốm Koplik (nội ban), gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Bên cạnh đó, virus còn gây ra tình trạng viêm phế quản và ho.
  • Hạch bạch huyết sưng to.

Giai đoạn khởi phát kéo dài từ 2 - 4 ngày với các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em bao gồm sốt cao, viêm đường hô hấp trên, viêm kết mạc hay viêm thanh quản cấp.

Trong giai đoạn toàn phát, trẻ em sẽ phát ban trên toàn cơ thể theo thứ tự sau: đầu tiên là vùng đầu, mặt và cổ; sau đó lan xuống ngực, lưng và cánh tay; cuối cùng là vùng bụng, mông và đùi... Ban có thể xuất hiện rải rác hoặc tạo thành cụm dính liền với nhau, có kích thước khoảng 3 - 6mm. Khi ban bắt đầu xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, trẻ sẽ sốt cao hơn và cảm thấy mệt mỏi hơn. Chúng xuất hiện trong khoảng 6 ngày rồi lặn dần theo thứ tự mọc.

Giai đoạn lui bệnh thường bắt đầu vào ngày thứ 6 kể từ ngày mọc ban. Các triệu chứng bệnh sởi trên toàn cơ thể của trẻ sẽ dần thuyên giảm và hoàn toàn biến mất khi ban lan đến chân và từ từ lặn đi.

Phát ban là triệu chứng điển hình của bệnh sởi

Phát ban là triệu chứng điển hình của bệnh sởi

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách

Bệnh sởi ở trẻ có thể điều trị khỏi hoàn toàn khi trẻ được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi theo các tiêu chuẩn khoa học mà bố mẹ và người thân có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.

Cách ly trẻ để tránh nguy cơ lây lan

Ngay khi gia đình phát hiện bé có dấu hiệu nhiễm sởi, hãy lập tức cách ly bé để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khác cũng như mọi người xung quanh. Gia đình có thể dùng một phòng riêng trong nhà để cách ly cho bé.

Vệ sinh cơ thể và môi trường sống sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng, mặt, tay và chân của bé mỗi ngày là việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bố mẹ nên vệ sinh nhẹ nhàng để tránh tình trạng lở loét dẫn đến nhiễm khuẩn bằng cách sử dụng khăn mềm, sạch và nước ấm. Lưu ý mỗi loại khăn (khăn mặt và khăn lau người) phải được sử dụng riêng biệt.

Bên cạnh đó, gia đình cũng cần thường xuyên súc miệng cho trẻ lớn bằng nước muối. Tiếp đến, bố mẹ hãy nhỏ mũi và mắt cho bé từ 3 - 4 lần/ngày bằng nước muối sinh lý để làm sạch và khử khuẩn.

Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Trong chế độ ăn của trẻ bị sởi, cha mẹ cần tập trung vào việc cung cấp thực phẩm giàu protein và caroten. Ngoài ra, phụ huynh hãy tránh những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như thịt gia cầm, trứng, hải sản, thịt dê… và các loại thức ăn tẩm ướp gia vị cay nóng cũng như có tính kích thích.

Khi mắc bệnh sởi, bé thường cảm thấy mệt mỏi và biếng ăn. Vì lý do này, ba mẹ nên cho bé bú nhiều đối với trẻ nhỏ hoặc chuẩn bị những món ăn dạng lỏng như cháo, súp để bé dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Nếu bé có tình trạng tiêu chảy hay sốt cao, gia đình nên bổ sung nhiều nước, có thể sử dụng thêm dung dịch Oresol hoặc nước ép trái cây cho bé.

Xem thêm: Đừng "bỏ quên" đề kháng da khi chăm sóc cho trẻ

Một chế độ ăn phù hợp và giàu dinh dưỡng giúp trẻ bị sởi nhanh chóng hồi phục

Một chế độ ăn phù hợp và giàu dinh dưỡng giúp trẻ bị sởi nhanh chóng hồi phục

Sử dụng thuốc cho trẻ

Nếu trẻ sốt cao hơn 38,5 độ C, bố mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp dựa trên cân nặng để giúp hạ sốt. Nếu trẻ có các triệu chứng viêm đường hô hấp, ba mẹ có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Một điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi là cha mẹ cần bổ sung vitamin A cho bé. Liều lượng cụ thể cha mẹ cần được tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Khi chăm sóc trẻ bị sởi, cha mẹ cần lưu ý điều gì?

Khi nào cần đưa trẻ bị sởi đến bệnh viện?

Khi trẻ bị sởi, nếu trẻ có các triệu chứng sau đây thì bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện: sốt cao liên tục (39 – 40 độ C), khó thở, mệt mỏi, mất tập trung, chán ăn, tiêu chảy hay nổi ban nhưng vẫn không hạ sốt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra nhiều vấn đề phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ về sau.

Trẻ bị sởi bao lâu thì khỏi?

Thời gian khỏi bệnh cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, sức đề kháng của bé, cách điều trị và chăm sóc,... Thông thường, sau khoảng 6 - 10 ngày kể từ khi bắt đầu các triệu chứng, bệnh sởi sẽ hồi phục hoàn toàn.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sởi cùng với một số thông tin hữu ích liên quan. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ nhiễm bệnh, bố mẹ cần phải rửa tay thường xuyên để đề phòng nguy cơ lây lan bệnh. Nước rửa tay Lifebuoy là sự lựa chọn hàng đầu với khả năng diệt khuẩn vượt trội, tiêu diệt lên đến 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi. Hơn nữa, đừng quên truy cập ngay website Lifebuoy để tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bệnh truyền nhiễm & cách phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ cũng như gia đình nhé!

Những bài viết liên quan

Tiêu chảy là gì? Biểu hiện, điều trị & cách phòng bệnh | Lifebuoy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Một số nguyên nhân tiêu chảy thường là do virut, vệ sinh kém.

 

 

 

Read more »

Bị tiêu chảy khi mang thai: Nguy hiểm khó lường | Lifebuoy

Bị tiêu chảy khi mang thai khiến sức khỏe cả mẹ và bé suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải xử trí kịp thời và đúng cách, tránh để lại biến chứng về sau.

 

 

 

Read more »

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? | Lifebuoy

Trẻ bị tay chân miệng sẽ khỏi bệnh sau 7 đến 10 ngày. Tùy theo cấp độ bệnh mà thời gian hồi phục của trẻ sẽ khác nhau. Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì?

 

 

 

Read more »