Thời gian ủ bệnh tay chân miệng là bao lâu?

Tay chân miệng là loại bệnh truyền nhiễm vô cùng phổ biến, đặc biệt thường xảy ra với các bé dưới 5 tuổi. Trong bài viết này, cùng Lifebuoy tìm hiểu về thời gian ủ bệnh tay chân miệng, cũng như một số thông tin bổ ích khác về căn bệnh này. Điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về cách phòng tránh và đối phó với bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính bởi chủng Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Đây là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, vì hệ miễn dịch ở độ tuổi này chưa hoàn thiện đầy đủ. Do vậy nên khả năng chống lại sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh của trẻ chưa tốt và dễ mắc phải bệnh tay chân miệng.
Khi trẻ bị tay chân miệng, trẻ sẽ có những dấu hiệu như sốt (nhẹ hoặc cao), tổn thương da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt), cùng một số triệu chứng khác như đau miệng, từ chối ăn, buồn nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi và quấy khóc.
Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng nhìn chung không quá nguy hiểm hay đe dọa đến sức khỏe của bé một cách nặng nề. Hầu hết các trường hợp không cần dùng thuốc đặc trị và sẽ hồi phục sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu có các biến chứng xuất hiện và không được điều trị đúng phác đồ và kịp thời, trẻ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nguy hiểm như:
- Phù phổi cấp, viêm não - màng não, viêm cơ tim
- Yếu, liệt chi
- Liệt dây thần kinh sọ não
- Tăng huyết áp, trụy mạch
- Tăng trương lực cơ
Thời gian ủ bệnh tay chân miệng
Thời gian ủ bệnh tay chân miệng thường kéo dài trong 3 - 7 ngày. Thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và tình trạng sức khỏe của người bị nhiễm virus. Trong giai đoạn này, các dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng và tương đối nhẹ. Tuy lúc này triệu chứng bệnh không rõ rệt nhưng virus hoàn toàn vẫn có thể lây lan sang người khác.
Xem thêm: Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng thường kéo dài trong 3 - 7 ngày
Bệnh tay chân miệng có lây lan không?
Như đã đề cập ở trên, bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cả trong thời gian ủ bệnh và có tốc độ rất nhanh. Nếu không nhận biết và kiểm soát tốt, bệnh tay chân miệng có thể bùng phát thành dịch. Virus có thể phát tán qua nhiều đường khác nhau. Chúng tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, dịch từ mũi, phân, dịch từ bọt nước trên da và niêm mạc.
Virus thường phát tán thông qua việc hắt hơi, chảy mũi hoặc sử dụng chung đồ chơi. Hơn nữa, virus có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ phòng, bám vào đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, ly chén, khăn và quần áo. Do đó, việc tiếp xúc trong môi trường này có thể dễ dàng khiến trẻ khỏe mạnh bị lây nhiễm.
Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tay chân miệng?
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng, do đó việc điều trị bệnh vẫn chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng. Tốt hơn hết, chúng ta nên chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ tổn hại sức khỏe. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa mà bố mẹ có thể tham khảo:
- Tập thói quen rửa tay thường xuyên: Đây là thói quen tốt giúp bảo vệ trẻ khỏi virus gây bệnh. Bố mẹ nên nhắc bé rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cũng như sau khi vừa sử dụng các đồ vật dùng chung. Nước rửa tay Lifebuoy sẽ đồng hành cùng trẻ với khả năng tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn, ngoài ra còn được bổ sung thêm các thành phần giúp tăng đề kháng da và làm mềm da tay.
- Khử khuẩn vật dụng cá nhân của bé: Các vật dụng cá nhân của trẻ như khăn lau, áo quần, chén bát cũng như đồ chơi và dụng cụ học tập nên được ngâm trong dung dịch khử khuẩn thường xuyên và sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Vệ sinh không gian sống: Môi trường sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh của trẻ. Từng vật dùng lẫn các bề mặt trong nhà đều phải được lau chùi và sát khuẩn thường xuyên. Không chỉ tại nhà ở mà còn tại trường học cũng cần được phải vệ sinh kỹ lưỡng để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch.

Rửa tay với xà phòng giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh tay chân miệng
Một số câu hỏi thường gặp
Bệnh tay chân miệng khi nào sẽ hết?
Thông thường bệnh tay chân miệng thường sẽ hết sau 7 - 10 ngày bị bệnh. Trong một số trường hợp, các triệu chứng như sưng, đau, hoặc việc tái phát có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh ở mỗi người là khác nhau và tùy thuộc vào từng cơ địa.
Bệnh tay chân miệng có tái nhiễm không?
Bệnh tay chân miệng có thể tái nhiễm. Trẻ đã từng mắc bệnh tay chân miệng vẫn có thể mắc lại do có thể tồn tại nhiều chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sau khi đã mắc bệnh sẽ có khả năng miễn dịch và ít có khả năng tái nhiễm.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về thời gian ủ bệnh tay chân miệng và một số thông tin liên quan. Trong thời kỳ ủ bệnh rất khó để phát hiện triệu chứng nhưng virus vẫn có thể lây lan, do đó chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng. Giữ vệ sinh tay và môi trường sống chính là yếu tố vô cùng cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng. Và đừng quên truy cập ngay vào website Lifebuoy để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bệnh truyền nhiễm & cách phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho bé và gia đình nhé!
Những bài viết liên quan
Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không? | Lifebuoy
Trẻ bị tay chân miệng vẫn có thể tắm hằng ngày bằng xà phòng sát khuẩn hoặc nước sạch. Sau khi tắm cho trẻ, cha mẹ nên bôi Betadin 3% đề phòng nhiễm trùng da
Bị tiêu chảy mẹ bầu nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? | Lifebuoy
Bị tiêu chảy mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm như chuối, cà rốt nấu chín, bột yến mạch... Mẹ bầu nên bổ sung thêm sữa chua giúp đẩy lùi tiêu chảy hiệu quả
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? | Lifebuoy
Trẻ bị tay chân miệng sẽ khỏi bệnh sau 7 đến 10 ngày. Tùy theo cấp độ bệnh mà thời gian hồi phục của trẻ sẽ khác nhau. Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì?